Định vị hàng tồn kho không phải là công việc phỏng đoán. Thay vào đó, các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ nên sử dụng phân tích định hướng dữ liệu (data-driven analysis) để đảm bảo hàng tồn kho luôn có sẵn và định vị một cách chính xác để loại bỏ tên những sản phẩm đã hết hàng và để bổ sung lượng hàng thiếu hụt.

Ông Brian C. Neuwirth, phó chủ tịch của bộ phận tiếp thị và bán hàng của UNEX Manufacturing, đã cung cấp cho chúng ta những mẹo sau đây để quản lý và lưu trữ thực phẩm trong chuỗi cung ứng.

1.Thực hiện phương pháp lưu kho Nhập trước thì Xuất trước (First-in, First-out).

Phương pháp này đảm bảo độ tươi ngon của thực phẩm bởi vì sản phẩm đầu tiên được chuyển tới kho hàng cũng chính là sản phẩm được xuất kho đầu tiên.

2.Sử dụng hệ thống kiểm kê hàng tồn kho.

Các nhà bán lẻ thực phẩm và thức uống (hay còn được gọi là F&B) thường trữ hàng trong các thùng car-ton, hộp, hộp rời, vv…. từ nhà kho hoặc các trung tâm phân phối. Để tiết kiệm diện tích, họ có thể lưu trữ hàng tồn kho thành những giá trữ hàng được thiết kế có nhiều tầng để thích hợp với đa dạng chủng loại sản phẩm.

3.Đẩy nhanh tốc độ thực hiện.

Các doanh nghiệp vận tải nên xác định điểm mà họ lãng phí thời gian trong suốt quá trình xử lý đơn hàng của mình, qua đó, hãy thực hiện các quy trình để gia tăng tốc độ của nó.

4.Giám sát kiểm soát các điểm then chốt hệ thống.

Kiểm soát sự tiếp cận vào các khu vực làm việc và cơ sở vật chất nhằm loại bỏ khả năng pha trộn thức ăn. Ngăn chặn sự xâm nhập trái phép vào các điểm kiểm soát mấu chốt của hệ thống, và giám sát chuyển động trong các khu vực này là điều cần thiết.

5.Xây dựng chiến lược Mạng lưới thiết bị kết nối Internet trong công nghiệp / Internet vạn vật (Industrial Internet of Things - IIoT)

Thực hiện quy trình và công nghệ kết nối Internet mọi thiết bị (IIoT) - bao gồm các cảm biến (sensors) trên tấm kê hàng và đơn vị lưu trữ hàng tồn kho – được dùng để theo dõi hàng tồn kho, bạn sẽ biết được vị trí chính xác của sản phẩm/lô hàng vào bất cứ lúc nào.

6.Sử dụng quy trình trực tiếp.

Những quy trình này mang sản phẩm đến các nhân viên kho bãi, giảm thiểu thời gian vận chuyển và tìm kiếm hàng hoá không cần thiết.

7.Giám sát nhiệt độ.

Kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo thực phẩm được giữ ở nhiệt độ thích hợp trong suốt thời gian lưu trữ trong kho cũng như trong quá trình vận chuyển.

8.Đáp ứng các quy định an toàn.

Tập trung đáp ứng các quy định của Đạo luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (FDA FSMA) và các quy định/yêu cầu khác bằng cách thực hiện phân tích rủi ro tại các cơ sở thực phẩm của bạn. Phân tích rủi ro, đi cùng với kế hoạch điểm điều khiên mấu chốt, xác định điểm mạnh của chuỗi cung ứng thực phẩm và khả năng tổn hao. Tiến hành các quá trình chuẩn hoá để gia tăng sự đồng thuận.

9.Kiểm tra và theo dõi thích hợp.

Hãy lưu giữ lịch sử theo dõi thành phần và sản phẩm cuối cùng xuyên suốt chuỗi cung ứng phòng trường hợp phải xem xét lại.

10.Sử dụng đúng phương tiện lưu trữ.

Sử dụng lưu lượng thùng carton, tấm kê hàng, các kệ nghiêng để cải thiện thời gian lựa chọn và gia tăng mật độ lưu trữ hàng tồn kho. Hãy tách rời các sản phẩm bán chạy và bán chậm nhằm cải thiện tốc độ lấy hàng ra khỏi kho. Bởi vì hầu hết các thực phẩm đều có thời hạn sử dụng xác định, vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng sớm có thể tránh thực phẩm bị hư hỏng.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)