hang-tau-van-chuyen-container-Maersk-line

 

Việc cắt giảm nhanh công suất đối với các tuyến vận tải đông-tây để ngăn chặn sự sụp đổ của giá cước vận chuyển là một chiến lược rất thành công đối với các hãng vận chuyển nhằm ứng phó với đại dịch virus Corona 2019 (COVID-19) đã làm các thị trường lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ phải bị phong tỏa.

Bằng cách cắt giảm rất nhiều chuyến tàu, các hãng vận tải đã có thể duy trì mức giá cước vận chuyển ở mức cao hơn từ 25-40% so với năm ngoái, theo Sea-Intelligence Consulting, mặc cho nhu cầu suy yếu nhanh chóng khi các nước đóng cửa hầu hết các cửa hàng bán lẻ và phần lớn việc sản xuất.

Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến Bắc Âu tuần trước cao hơn 14% so với cùng tuần ở năm trước với mức 831 USD/TEU và giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến Địa Trung Hải cao hơn 25% ở mức 875 USD/TEU, dữ liệu từ Chỉ số vận chuyển hàng hóa container Thượng Hải (SCFI) cho thấy.

SCFI cho thấy mức giá cước vận tải từ Trung Quốc đến Bờ Tây Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 5 là 1.686 USD/FEU, cao hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái và ngoại lệ duy nhất là tuyến vận tải từ Trung Quốc đến Bờ Đông Hoa Kỳ có mức giá cước giảm 2,1% xuống còn 2,542 USD/FEU, mức giá thấp nhất trong cả năm, theo Trung tâm định giá vận chuyển và Logistics của JOC.

 

so-luong-chuyen-tau-bi-huy-tuyen-van-chuyen-chau-a-bac-my-phaata

 

Các chuyến tàu bị hủy đã đạt hoặc chỉ vượt qua đỉnh của nó, tùy vào các tuyến vận tải, với báo cáo của Sea-Intelligence cho rằng tuần này công suất bị cắt giảm trên tuyến vận chuyển châu Á-Bắc Âu là 25%, trên tuyến vận chuyển châu Á-Địa Trung hải hiện là 30% công suất, 15-20% công suất trên các tuyến vận tải châu Á-Bắc Mỹ và đặc biệt là đến 50% công suất đã bị cắt giảm khỏi tuyến vận chuyển châu Á-Nam Mỹ trong tuần này (tuần 21).

"Nhu cầu trên toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng đáng kể, chúng tôi cho rằng sản lượng trong quý 2 sẽ giảm trên tất cả các tuyến và chúng tôi đã cắt giảm công suất trong các tuyến dịch vụ vận chuyển của chúng trước sự sụt giảm về nhu cầu", ông nói. "Giá cước vận chuyển đã ở trên mức giá so với cùng kỳ năm trước và ngành vận chuyển container đã rất nhanh chóng trong việc quản lý công suất vận tải".

 

Các hãng vận chuyển container vẫn giữ cắt giảm trong quý 3

 

Không có chuyến tàu bị hủy nào được công bố cho quý 3, Sea-Intelligence cho biết, đúng hơn là chưa có dấu hiệu cho thấy các hãng đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm công suất cho quý thứ ba. Các nhà phân tích cho biết, "Tất cả họ đều cho rằng nhu cầu sẽ bị giảm xuống đến hết quý 2, và sau đó số lượng các chuyến tàu bị hủy giảm xuống gần như bằng không". Tất nhiên không có gì là chắc chắn, có vẻ như rất khó có khả năng nhu cầu sẽ trở lại bình thường kể từ ngày 1 tháng 7. Do đó, chúng tôi cho rằng số lượng của các chuyến tàu bị hủy sẽ bắt đầu tăng lên, vì các hãng vận chuyển buộc phải giữ lập trường quản lý công suất vận tải của họ cho quý 3".

 

so-luong-chuyen-tau-bi-huy-tuyen-chau-a-chau-au-phaata

 

Giám đốc điều hành của hãng tàu Hapag-Lloyd, Rolf Habben Jansen, cho biết trong cuộc gọi hội đàm về quý đầu tiên vào ngày 15 tháng 5 với các nhà phân tích, ông cho rằng quý 2 sẽ chứng kiến sản lượng yếu nhất, tiếp theo là sự phục hồi chậm trong nửa năm sau. Nhưng ông nói nếu sản lượng giảm 10% trong năm theo dự báo của các nhà phân tích, hãng sẽ phải gánh chịu thêm chi phí, đồng nghĩa với việc cắt giảm thêm công suất vận chuyển.

"Trong thực tế, công suất ròng trong năm 2020 cuối cùng sẽ là số âm", ông nói. "Chúng tôi có một số lượng lớn các tàu thuê trong đội tàu của chúng tôi và chúng tôi dự định sẽ trả lại với số lượng hàng chục tàu và điều này sẽ làm giảm công suất vận tải của chúng tôi. Chúng tôi cố gắng điều chỉnh chi phí cơ bản của mình dựa trên nhu cầu mà chúng tôi thấy, nhưng chúng tôi sẽ có thể tăng quy mô nhanh chóng khi sự phục hồi diễn ra".

Philip Damas, người đứng đầu các cố vấn về chuỗi cung ứng tại Drewry Shipping Consulting cho biết, dữ liệu của họ cho thấy số lượng các chuyến tàu bị hủy giảm trong hai tuần đầu tiên của tháng 6, cụ thể chỉ có 13-14% các chuyến tàu bị hủy so với 18% các chuyến tàu bị hủy trong tháng Tư và tháng Năm. Nhưng ông cũng cho biết thêm, công suất đội tàu nhàn rỗi đã tăng lên 250% kể từ tháng 5 năm 2019 do các hãng vận tải cắt giảm công suất. "Điều đó đã tạo ra một khối lượng lớn công suất vận tải không được sử dụng. Và nó cũng có tác dụng làm giảm áp lực lên mức giá thuê tàu, và khi nhu cầu trở lại, sẽ mất nhiều thời gian để có thể sử dụng hết công suất vận tải nhàn rỗi này”, ông ấy nói trong hội thảo trực tuyến Drewry gần đây.

Simon Heaney, quản lý cao cấp về nghiên cứu container tại Drewry Shipping Consulting, cho biết trong hội thảo trực tuyến rằng ngành vận chuyển container ở trong giai đoạn khó khăn đến hết năm 2020. "Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2019 là rất hấp dẫn nhưng nó sẽ nhường chỗ cho sự sụt giảm đến hai chữ số của quý 2 và quý 3", ông nói. "Sức mạnh của sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào các biện pháp giải cứu kinh tế mà các chính phủ đưa ra và mức độ mà doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể được hỗ trợ".

 

Phaata (Theo JOC)

Phaata.com - Sàn giao dịch Logistics Quốc tế Đầu tiên Việt Nam​

 

XEM THÊM:

Các cảng châu Âu chuẩn bị cho sự sụt giảm hàng hóa trong quý 2

COSCO vẫn tăng được doanh thu trên mỗi TEU khi sản lượng bị giảm

Số chuyến tàu vận chuyển container bị hủy đang đạt đỉnh điểm trong đại dịch COVID-19

Các chuyến tàu container bị hủy đã tăng lên đến con số 435

Cước vận chuyển container châu Á-châu Âu bất chấp nhu cầu suy giảm

Vận chuyển container từ châu Á đi Mỹ lao dốc trong tháng 3

Số chuyến tàu vận chuyển container bị hủy tăng hơn 400% trong một tuần