Ông Greg Braun, phó chủ tịch cấp cao của bộ phận kinh doanh và tiếp thị, cùng với phần mềm hoạch định sân bãi và quản lý kho (C3 Solutions), đã cung cấp các gợi ý để giúp bạn chọn lựa một hệ thống YMS thích hợp cho doanh nghiệp.

1. Xác định rắc rối hiện có.

Hãy giải thích rõ ràng các rắc rối hiện có liên quan đến quy trình quản lý bến bãi của doanh nghiệp. Cần tập trung vào vấn đề cốt lõi, tránh việc quá chú trọng vào những điểm vụn vặt. Lấy ví dụ, sử dụng quá nhiều thời gian để xác định vị trí các xe moóc là điều vụn vặt trong khi mất đi các đơn đặt hàng mới chính là rắc rối cần giải quyết.

2. Kết hợp giữa nhu cầu và yêu cầu.

Sau khi xác định vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp, sắp xếp các nhu cầu này với yêu cầu chức năng. Hãy đảm bảo hệ thống bạn lựa chọn có thể thay đổi cấu hình và đủ linh hoạt để phù hợp với quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phác thảo chiến lược tích hợp dữ liệu.

Vấn đề kinh doanh cốt lõi có thể được dùng làm tài liệu hướng dẫn cho chiến lược này. Tìm kiếm một hệ thống có thể tận dụng công nghệ tích hợp sẵn có của doanh nghiệp - như là dịch vụ web – và có khả năng thích ứng với các nguồn cấp dữ liệu của doanh nghiệp.

4. Xác định bạn có nhu cầu thiết lập lịch hẹn hay không.

Tắc nghẽn phương tiện giao thông thường gây ra các rắc rối về kho bãi. Lập kế hoạch tối ưu hóa mức độ lưu chuyển của phương tiện để tối đa hóa thông lượng của sân bãi có thể giảm thiểu yêu cầu sử dụng hệ thống YMS – hướng đến mục tiêu hoàn toàn loại bỏ nhu cầu sử dụng hệ thống này.

5. Xây dựng hệ thống phân tích tỷ suất hoàn vốn (ROI) vững chắc.

Tỷ suất hoàn vốn cao chính là chìa khóa để các dự án của bạn được chấp thuận. Hệ thống YMS gia tăng năng suất tài xế tại kho bãi, cải thiện quá trình sử dụng xe moóc, và nhìn chung, gia tăng lưu lượng của trang web. Bạn cần bắt đầu bằng việc xác định chi phí hoạt động ở những khu vực chính yếu để ước lượng lợi nhuận tiềm năng.

6. Lựa chọn giữa hệ thống điện toán đám mây từ xa hay hệ thống tại chỗ.

Quyết định này có thể giới hạn các lựa chọn đối tác bởi vì có rất nhiều đối tác chỉ bán các giải pháp trên hệ thống điện toán đám mây (cloud). Với khối lượng công việc hiện tại của bộ phận công nghệ thông tin, đâu là vai trò hiệu quả nhất mà họ có thể đảm nhiệm để tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp?

7. Xác minh công nghệ.

Trong quá trình đánh giá các đối tác tiềm năng, hãy kiểm tra lộ trình sản phẩm của họ, ví dụ như độ linh hoạt của chiến lược. Đối tác có sử dụng hệ điều hành Android hay iOS trong quá trình vận hành hay không? Đây là ứng dụng thực hay sử dụng công nghệ máy chủ đầu cuối? Những nhân tố này sẽ tác động đến tuổi thọ và tính ứng dụng của giải pháp mà doanh nghiệp chọn lựa.

8. Thành lập hệ thống định vị thời gian thực khi cần thiết.

Điểm mấu chốt chính là làm thế nào để hiểu rõ quy trình vận hành và phân tích vị trí nào của hệ thống sẽ tăng tính hiệu quả từ giải pháp định vị mà bạn không thể đạt được thông qua quy trình quản lý hiệu quả hơn. Nên cân nhắc việc thực hiện quá trình thay đổi và nếu như cần thiết, hãy thực hiện giải pháp định vị.

9. Xác định khả năng co giãn của hệ thống.

Yếu tố quan trọng của bất kỳ hệ thống thông tin nào chính là liệu bạn có thật sự tin tưởng được nó hay không. Xác định mức độ dịch vụ mà mỗi đối tác sẵn sàng đáp ứng/cung cấp. Quá trình vận hành của doanh nghiệp có được tiếp tục duy trì và phát triển với các mức độ dịch vụ này? Hậu quả khi các đối tác không cung ứng cho doanh nghiệp?

10. Lựa chọn đối tác uy tín.

Tìm hiểu về độ uy tín của đối tác, trao đổi với các khách hàng của họ và hãy hỏi họ về tương lai của sản phẩm. Điều này được xem như là lựa chọn giữa hệ thống tốt nhất và nguyên bản. Lấy ví dụ, hệ thống của bạn đã có một phần mềm quản lý bến bãi, có thể đây là lựa chọn ít tiêu hao chi phí vận hành, thế nhưng đây không phải là một hệ thống đầy đủ.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)