tau-van-chuyen-container-wanhai

 

Hãng vận chuyển container nội Á của Đài Loan - Wan Hai Lines - sẽ ra mắt dịch vụ Trung Quốc-Thái Lan-Việt Nam (CTV) được hợp tác cùng với hai hãng vận tải khác là Maersk SealandInterasia Lines.

Dịch vụ CTV của hãng tàu Wan Hai bắt đầu vào ngày 15 tháng 5, là một phần chiến lược của hãng tàu Wan Hai nhằm củng cố thị phần của mình trong phân khúc cạnh tranh nội Á.

Wan Hai cho biết, "Hiện tại, tác động của đại dịch Covid-19 đối với lượng hàng hóa trên tuyến Trung Quốc-Đông Nam Á là tương đối nhẹ, vì vậy chúng tôi đang hành động sớm để đảm bảo vị trí của mình".

Wan Hai, Sealand và Interasia (một hãng tàu trong khu vực của Nhật Bản), mỗi hãng vận chuyển sẽ chỉ định một tàu 1.200TEU cho dịch vụ CTV này.

Hải trình 21 ngày sẽ bắt đầu từ Ningbo và ghé Thượng Hải - Laem Chabang - Bangkok - Laem Chabang - Hồ Chí Minh và quay lại Ningbo.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, các nhà sản xuất đã chuyển một số sản lượng từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Do đó, hãng tàu Wan Hai hy vọng thu nhập sẽ tăng lên bằng cách thêm nhiều dịch vụ cho khu vực.

Wan Hai hiện khai thác 45 tuyến nội Á và hàng hóa nội Á chiếm 74% tổng khối lượng hàng hóa của hãng vận tải này. Ước tính Wan Hai có thị phần 15% trong tổng lượng hàng hóa vận chuyển của khu vực nội Á.

Trong năm 2019, lợi nhuận ròng của Wan Hai Hàng tăng 220% lên 3,57 tỷ TWD (118,94 triệu USD), một phần nhờ khối lượng hàng hóa đến và đi từ Việt Nam tăng cao.

Wan Hai cho biết, "Nhìn về phía trước, đại dịch Covid-19 đang kìm hãm nền kinh tế toàn cầu. Hạn chế di chuyển và phong tỏa ở nhiều quốc gia chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến nhu cầu về hậu cần (logistics) và vận chuyển. Chúng tôi sẽ theo dõi các biện pháp phòng chống lây nhiễm và dỡ bỏ các lệnh phong tỏa ở nhiều quốc gia khác nhau và đáp ứng theo một cách phù hợp".

Đối với hãng vận chuyển Interasia, đây là một cột mốc quan trọng khác của họ tại thị trường Thái Lan và Việt Nam, vì tuyến dịch vụ mới này xuất hiện ngay sau khi hãng ra mắt dịch vụ CV6 gần đây kết nối phía Nam Trung Quốc với cả hai thị trường này. Do đó, bằng động thái chiến lược tiếp theo này, Interasia hiện có thể cung cấp dịch vụ bao phủ toàn diện cho Thái Lan và Việt Nam, và với cả hành lang dịch vụ ở Trung và Nam Trung Quốc.

 

Phaata (Theo Interasia & Container-news)

Phaata.com - Sàn giao dịch Logistics Quốc tế Đầu tiên Việt Nam​

 

XEM THÊM:

Hãng tàu Wan Hai và Interasia triển khai dịch vụ tuyến miền nam Trung Quốc - Đông Nam Á