Lance Wallin - giám đốc cấp cao của hệ thống đóng gói toàn cầu của đơn vị cung cấp giải pháp đóng gói - công ty Sealed Air’s Protective Packaging Division, đã đưa ra những lời khuyên sau đây cho việc sử dụng những giải pháp đóng gói dựa trên nhu cầu một cách có hiệu quả.

1.Chọn lựa hệ thống phù hợp với kế hoạch tăng trưởng.

Cân nhắc về sự gia tăng khối lượng sản phẩm đã được lên kế hoạch từ trước và lựa chọn một hệ thống có thể xử lý được những khối lượng này hoặc dễ dàng thích nghi khi có gia tăng khối lượng sản phẩm.

2.Tìm kiếm hệ thống đóng gói thân thiện với người dùng.

Quá trình thực hiện liền mạch yêu cầu những người vận hành hoàn toàn hiểu rõ về cách làm thế nào để có thể sử dụng hệ thống một cách hiệu quả. Giao diện người dùng dễ hiểu giúp giảm thiểu lỗi điều hành và những nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ hoạt động đào tạo trong suốt quá trình thiết lập và khởi động có thể giảm quá trình học hỏi và giúp các nhà kinh doanh thấy rõ lợi ích hiệu quả hoạt động nhanh chóng hơn.

3.Xác định tổng chi phí đóng gói.

Xem xét tất cả các nhân tố đóng góp vào chi phí đóng gói hiện tại của doanh nghiệp, sau đó hãy phân tích thông tin này để xây dựng một cơ sở cho việc đo lường tỷ suất hoàn vốn (ROI) mà một hệ thống đóng gói dựa trên nhu cầu có thể đem đến cho công việc kinh doanh của bạn.

4.Xác định nguyên vật liệu tốt nhất cho việc bảo vệ sản phẩm của doanh nghiệp.

Chức năng quan trọng nhất trong quá trình đóng gói là bảo vệ sản phẩm được cất giữ hoặc vận chuyển. Hãy kiểm tra độ nhạy cảm của sản phẩm với rung, sốc và thiệt hại bề mặt để xác định vật liệu thích hợp nhất.

5.Hãy xác định xem quy trình đóng gói phân quyền hay tập trung là phù hợp nhất cho công việc kinh doanh của bạn.

Các đơn vị vận tải vận chuyển hơn 500 gói hàng mỗi ngày thường xuyên sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ quy trình đóng gói tập trung so với các đơn vị vận tải với khối lượng thấp - trong quy trình này nhân viên sẽ hỗ trợ 1 nhiệm vụ đóng gói đơn lẻ. Hệ thống đóng gói phân quyền - trong hệ thống này nhân viên sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình đóng gói của một sản phẩm, đưa ra tính cá nhân điều chỉnh tốt hơn, hệ thống này hiệu quả hơn cho những công ty vận tải sản phẩm có giá trị cao hoặc dễ vỡ, dễ hư hỏng.

6.Xem xét mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Lựa chọn quy trình đóng gói có thể bảo vệ sản phẩm tương xứng, để ngăn ngừa thiệt hại và sự gia tăng lượng khí thải cac-bon do những đơn hàng bị trả lại hoặc giao lại. Cũng nên cân nhắc các vật liệu đóng gói được làm từ vật liệu tái chế hoặc vật liệu được làm mới.

7.Kiểm tra không gian vật lý sẵn có.

Hãy đảm bảo không gian hiện tại của cơ sở sẽ thích nghi với hệ thống đóng gói theo nhu cầu đối với nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm của bạn.

8.Hãy quyết định liệu bạn có thể phân nhóm sản phẩm sử dụng đệm lót hay lớp chống sốc

Bạn có thể giúp đối phó với mùa nhu cầu cao điểm bằng việc sản xuất trước lớp đệm lót hoặc nhựa chống sốc hay không? Điều này giúp duy trì lưu lượng của dây chuyền sản xuất và tránh các trở ngại đóng gói khi khối lượng sản phẩm đạt ngưỡng cao nhất.

9.Cân nhắc về những thách thức của hiệu quả hoạt động.

Quá trình đóng gói hiện tại của doanh nghiệp có tạo ra các trở ngại vận hành hay không? Không gian hiện tại của doanh nghiệp có thể được dùng cho việc lưu trữ và xử lý quá trình đóng gói sẵn, được thích nghi để giúp giải quyết những thách thức và hiệu suất trong hoạt động của doanh nghiệp?

10.Hợp tác với nhà cung cấp giải pháp đóng gói có dịch vụ đáp ứng.

Những đặc tính hoạt động độc đáo của trang thiết bị cá nhân hoặc dòng sản phẩm có thể đòi hỏi hệ thống đóng gói theo yêu cầu để tối đa hóa hiệu suất vì thế hãy chọn một nhà cung cấp có thể đưa ra dịch vụ khách hàng tuyệt vời.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)