CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

Người liên hệ: Mr. TUẤN ĐÀO

Chức vụ: CEO

Địa điểm: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

Đánh giá

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

Người liên hệ: Mr. TUẤN ĐÀO

Chức vụ: CEO

Địa điểm: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

Đánh giá

Giới thiệu

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

21-11-2022 08:50

country
10 địa phương xuất siêu lớn nhất 10 tháng đầu năm 2022

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng đầu năm 2022 ước đạt 616,24 tỷ USD và Việt Nam xuất siêu 9,4 tỷ USD.

Cụ thể, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,27 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xét trong 63 tỉnh, thành 10 địa phương xuất siêu lớn nhất trong 10 tháng đầu năm 2022 gồm có: Thái Nguyên, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Tiền Giang, Hải Dương, Long An, Bình Phước và Tây Ninh.

Thái Nguyên là địa phương xuất siêu lớn nhất trong 63 tỉnh, thành. Cụ thể, lũy kế 10 tháng đầu năm 2022, Thái Nguyên xuất siêu 10,73 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,6 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 15,87 tỷ USD.

Sau Thái Nguyên, Bình Dương là địa phương xuất siêu lớn thứ 2 cả nước, đạt 8,13 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu đạt 28,97 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 20,84 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022.

Bắc Ninh xếp thứ 3/63 tỉnh, thành xuất siêu lớn nhất cả nước, đạt 5,6 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 38,72 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 33,14 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022.

Đồng Nai xếp thứ 4 với cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng đầu năm 2022 xuất siêu đạt 4,73 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 20,81 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 16,09 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022.

Hải Phòng là địa phương cuối cùng lọt top 5 tỉnh, thành xuất siêu lớn nhất cả nước. Hải Phòng xuất siêu 2,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng đạt 20,16 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 17,86 tỷ USD.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

15-11-2022 07:56

country
Tạo sức bật cho kinh tế-xã hội thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có sự tăng trưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực giai đoạn hậu Covid-19. Tuy nhiên, những tác động khó lường của thị trường lẫn những yếu tố chủ quan khiến kinh tế-xã hội thành phố còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải tháo gỡ, khắc phục.

Tăng trưởng nhưng chưa ổn định

10 tháng của năm 2022, cũng là thời điểm thành phố hơn một năm mở cửa sau giai đoạn giãn cách do dịch Covid-19. Đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp nhìn nhận, mức tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực của thành phố đã có sự “tăng tốc trở lại” rất đáng kể. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Lê Thị Huỳnh Mai đánh giá: Các lĩnh vực kinh tế của thành phố tiếp tục có mức tăng trưởng khá.

Trong đó, bốn ngành công nghiệp trọng điểm tiếp tục tăng trưởng tích cực, ước tăng trung bình 23% trong 10 tháng qua dù có sự sụt giảm do tác động từ nguồn nhập khẩu nguyên liệu. Cũng trong thời gian này, thu ngân sách ước thực hiện hơn 392.790 tỷ đồng, đạt 101,61% dự toán năm và tăng 22,33% so với cùng kỳ. Ở lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ, doanh thu ước đạt gần 900 nghìn tỷ đồng, tăng 29,9% cùng kỳ. Ngành du lịch có sự trở lại mạnh mẽ khi đón gần 25 triệu lượt khách nội địa và hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế từ đầu năm đến nay.

Ngoài ra, công tác hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển (giá trị sản xuất tăng 4,4% so với cùng kỳ);... Theo UBND thành phố, từ đầu năm đến nay, thành phố duy trì mức tăng trưởng ở mức 9,97% là đạt được những kết quả tích cực, cho thấy khả năng năm 2022 đạt được tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra.

Tuy vậy, trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế-xã hội thành phố thời gian qua, nhiều “gam màu” xám khiến mức tăng trưởng chưa ổn định như kỳ vọng. Đơn cử, vụ việc liên quan lĩnh vực tài chính tại ngân hàng tác động tiêu cực trực tiếp đến lĩnh vực này và nhiều lĩnh vực khác.

Ngoài ra, tình hình cung ứng xăng, dầu trên địa bàn cũng tạo ra tâm lý không yên tâm, thiếu tin tưởng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đời sống của người dân, hoạt động kinh tế-xã hội. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công chưa như kỳ vọng (mới đạt 27%) tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác của thành phố.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, khi Chính phủ đang thực hiện một số biện pháp cần thiết để ổn định thị trường tài chính, bất động sản cũng sẽ tạo ra những tác động không thuận lợi đến thị trường, tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư, làm chững lại tốc độ tăng trưởng vốn đang thuận lợi sau dịch…

Tại buổi giám sát của HĐND thành phố mới đây với UBND thành phố, lãnh đạo UBND thành phố cũng nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp và người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đó là những vấn đề sau dịch, thiếu thuốc men, cơ chế tự chủ tài chính, mô hình chính quyền đô thị... vẫn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Nhận diện đúng khó khăn

Sau đại dịch, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các tổ công tác tháo gỡ các khó khăn để kinh tế-xã hội thành phố tăng trưởng ổn định. Tại các cuộc họp về kinh tế-xã hội thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi nhiều lần nhấn mạnh: Các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần đánh giá đúng thực chất những diễn biến, khó khăn để xác định cho được chủ đề trọng tâm và các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn đang gặp phải.

Đối với thời gian còn lại của năm 2022, UBND thành phố nhấn mạnh các đơn vị, sở, ngành, địa phương cần tận dụng hết nội lực, tháo gỡ những điểm nghẽn để khơi thông nguồn lực nội địa; đồng thời, tập trung giải ngân vốn đầu tư công, từng dự án phải được phân tích rõ những vướng mắc, có kế hoạch giải ngân vốn cụ thể.

Để kinh tế-xã hội thành phố tiếp tục tăng trưởng ổn định, Tiến sĩ Trần Du Lịch đề xuất bốn vấn đề trọng tâm thành phố cần quan tâm, chú trọng trong thời gian tới là triển khai, vận dụng có hiệu quả chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ vào thực tiễn của thành phố; tháo gỡ các điểm nghẽn để hấp thụ nhanh nguồn vốn đầu tư; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và tạo chuyển biến mạnh mẽ chuyển đổi số.

Ở góc độ doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế-xã hội dù khởi sắc nhưng doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi. Từ đó, Hiệp hội kiến nghị thành phố cần quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn; cơ chế chính sách để tạo “sức bật” cho các doanh nghiệp sau đại dịch.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

17-10-2022 08:33

country
Chặng TP.HCM - Hà Nội lọt top 4 đường bay đông khách nhất thế giới

Chặng bay nội địa của Việt Nam đã lọt vào top 4 đường bay đông khách nhất thế giới bên cạnh các đường bay của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022, đường bay Hà Nội - TP.HCM đã bán số ghế lên tới hơn 8,5 triệu lượt, chỉ xếp sau 3 chặng bay khác là Jeju - Seoul (Hàn Quốc) với hơn 16 triệu ghế; Sapporo New Chitose Apt - Tokyo với hơn 10 triệu ghế và Fukuoka - Tokyo (Nhật Bản) hơn 9,8 triệu ghế. Đây là số liệu thống kê của OAG, công ty cung cấp thông tin chuyên sâu và dữ liệu du lịch hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Vương quốc Anh.

Điều này cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hàng không nội địa Việt Nam sau dịch. Năm 2019, đường bay Hà Nội - TP.HCM cũng từng lọt top 6 thế giới về chỉ số này.

Theo thống kê của OAG, 9 trong 10 tuyến đường bay hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới đều nằm ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ngoài top 4, đứng thứ 5 đến thứ 10 trong danh sách này lần lượt là các đường bay Jeddah - Riyadh King Khalid (Saudi Arabia), Melbourne - Sydney (Australia), Mumbai - Delhi (Ấn Độ), Tokyo -Okinawa Naha (Nhật Bản), Jakarta Soekamo - Hatta Apt - Denpasar (Indonesia), Bắc Kinh - Thượng Hải (Trung Quốc).

Số liệu từ Cục Hàng không cho biết trong 9 tháng năm nay, sản lượng điều hành bay đi, đến đạt 351.000 chuyến, tăng 117,8% so với cùng kỳ năm 2021, điều hành bay quá cảnh đạt 127.000 chuyến, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng khách thông qua 22 cảng hàng không trong 9 tháng đạt 75 triệu lượt, tăng 162,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 6,7 triệu, tăng 1797,2% so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa đạt 68,3 triệu, tăng 141,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Các hãng hàng không nội địa vận chuyển 37 triệu khách, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có 2,9 triệu khách quốc tế, 34 triệu khách nội địa.

Hồi tháng 6, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đánh giá Việt Nam đứng vị trí số một trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Các vị trí tiếp theo lần lượt là Mexico, Brazil, Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia...

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

04-10-2022 08:47

country
Hàng loạt chuyến tàu container từ Á sang Mỹ, châu Âu bị hủy

Các hãng vận tải biển hủy hàng chục chuyến tàu container đã được lên lịch trình trên các tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới trong tháng 10 này, thời kỳ thường được xem là mùa cao điểm của họ. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy cơn bão kinh tế đang tác động đến các công ty bán lẻ khi lạm phát kìm hãm thương mại toàn cầu và chi tiêu của người tiêu dùng.

Quyết định hủy khởi hành một loạt chuyến tàu container trong tháng này là một sự đảo ngược đáng kể so với chỉ vài tháng trước, khi công suất vận tải biển vẫn căng thẳng, đẩy giá cước lên cao hơn và giúp các hãng vận tải biển đạt các con số lợi nhuận cao kỷ lục.

Tháng 10 năm ngoái, các chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart Home Depot đã thuê bao trọn gói các chuyến tàu container để giải quyết tình trạng thắt nút cổ chai tại các cảng. Nhưng hiện tại, giá cước vận chuyển container xuyên Thái Bình Dương đã giảm mạnh khoảng 75% so với cùng kỳ năm trước.

Ngành vận tải biển đang đối mặt với nhu cầu yếu hơn khi các nhà bán lẻ lớn hủy đơn đặt hàng với các nhà cung cấp và tập trung vào nỗ lực giải phóng hàng tồn kho. Hãng giao nhận quốc tế FedEx (Mỹ) gần đây cho biết sẽ hủy các chuyến bay và cho tạm ngưng đội máy bay chở hàng do lượng hàng vận chuyển giảm mạnh. Hôm thứ Năm, hãng thời trang thể thao Nike tiết lộ công ty đang có lượng hàng tồn kho ở Bắc Mỹ lớn hơn 65% so với một năm trước đó và sẽ triển khai chiến dịch bán giảm giá để giải phóng bớt hàng tồn.

Những động lực tác động đến kinh tế toàn cầu, từ cuộc chiến ở Ukraine cho đến các đợt đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc đã giáng một đòn nặng nề vào hoạt động thương mại.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu cầu nhiều lần trong năm nay. Chỉ số giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều năm ở Mỹ, các nước ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới.

Trước nhu cầu tiêu dùng đang suy yếu nhanh, các hãng vận tải biển đã phản ứng bằng cách hủy các chuyến tàu container đã lên kế hoạch khởi hành.

Vào tháng trước, công suất vận chuyển container được cung cấp bởi các nhà khai thác tàu hàng ở Thái Bình Dương giảm 13% so với một năm trước đó, theo các nhà cung cấp dữ liệu vận tải biển Xeneta và Sea-Intelligence. Con số này tương đương với 21 tàu container với mỗi tàu có thể chở 8.000 container trong một chuyến đi.

Trong hai tuần bắt đầu từ ngày 3-10, có tổng cộng khoảng 40 chuyến tàu container theo lịch trình đi từ châu Á đến bờ Tây nước Mỹ và 21 chuyến đi từ châu Á đến bờ Đông nước Mỹ đã bị hủy bỏ. Thông thường vào thời điểm này trong năm, trung bình chỉ có 2-4 chuyến tàu container từ châu Á sang Mỹ bị hủy bỏ mỗi tuần.

Theo nhà cung cấp dữ liệu, các hãng vận tải biển cũng gia tăng hủy bỏ các chuyến tàu container đã lên kế hoạch khởi hành theo các tuyến đường biển quan trọng từ châu Á đến châu Âu.

Peter Sand, giám đốc phân tích của Xeneta, nói: “Trong tuần đầu tiên của tháng 10, 1/3 công suất vận chuyển container đã công bố trước đó sẽ bị hủy bỏ và trong tuần thứ hai, con số này sẽ giảm còn khoảng một nửa. Tốc độ suy giảm công suất vận chuyển container trong những tuần gần đây diễn ra rất nhanh”.

Tuy nhiên, khi các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu khác chạy đua tích trữ hàng tồn kho trước mùa mua sắm lễ Giáng sinh, giá cước trung bình hàng ngày để vận chuyển một container qua Thái Bình Dương hiện chỉ còn 3.900 đô la so với 14.500 đô la vào đầu năm và hơn 19.000 đô la trong năm 2021, theo Chỉ số Freightos Baltic.

Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, MSC (Thụy Sĩ) đã quyết định hủy một số chuyến tàu gần đây, bao gồm 6 chuyến tàu mỗi tuần đi từ Trung Quốc đến các cảng Los Angeles và Long Beach của Mỹ. MSC giải thích quyết định này được đưa ra do nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào bờ Tây nước Mỹ giảm đáng kể trong những tuần qua. Theo MSC, việc giảm gần 12.000 container mỗi tuần khỏi tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương, đã giúp đẩy nhanh thời gian vận chuyển mà hãng này cung cấp.

Theo dữ liệu của Công ty tư vấn Braemar, có trụ sở tại London, một đội tàu container mới sẽ được giao trong hai năm tới, làm tăng thêm công suất, có thể khiến giá cước vận tải biển chịu áp lực giảm nhiều hơn. Công suất container đường biển toàn cầu dự kiến tăng 4% trong năm nay và tăng 8,8% vào năm 2023 và thêm 9,7% vào năm 2024.

Kể từ đầu năm 2020 đến nay, có khoảng 1.056 tàu có thể chở tổng cộng 8 triệu container đã được đặt đóng mới, so với 688 tàu được đặt hàng trong giai đoạn 2015-2019.

Jonathan Roach, nhà phân tích container tại Braemar, cho biết: “Nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra một số khó khăn cho vận tải biển trong năm nay, và dự báo của chúng tôi về nhu cầu trong tương lai là không chắc chắn. Tình trạng thừa công suất vận chuyển container bằng đường biển có thể sẽ trở thành một vấn đề lớn từ giữa năm 2023 đến năm 2024 và các năm tiếp theo nữa”.

Tình trạng thừa công suất thúc đẩy các hãng vận tải biển cạnh tranh bằng cách giảm giá cước. Các nhà khai thác vận tải biển đương nhiên lại rơi vào tình cảnh thua lỗ lớn trong gần một thập niên bắt đầu từ năm 2008 và điều này thúc đẩy sự hợp nhất trong ngành. Hiện nay, 6 hãng vận tải biển lớn nhất vận chuyển hơn 70% tổng số container trên toàn thế giới.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

22-09-2022 08:51

country
Thúc đẩy sử dụng “công nghệ xanh” cho ngành vận tải hàng hải

Cục Hàng hải Việt Nam kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp tìm giải pháp cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon, hướng đến sử dụng “công nghệ xanh” cho ngành vận tải hàng hải.

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp hàng hải và thuyền viên kêu gọi tìm giải pháp hướng đến sử dụng “công nghệ xanh” cho ngành vận tải hàng hải.

Năm 2022, dù đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nhưng hậu quả của đại dịch ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực hàng hải nói chung và vận tải biển nói riêng, đặc biệt sự gián đoạn chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa toàn cầu.

Trong khi đó, ngành vận tải biển vẫn duy trì hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn, đảm bảo vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, lượng hàng vận tải biển quốc tế tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021, là mức tăng trưởng cao trong đầu năm 2012.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang, trước xu hướng hội nhập thế giới, vẫn có nhiều thách thức được đặt ra, trong đó có xu hướng “công nghệ xanh” đang cách mạng hóa ngành vận tải biển.

“Việc cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp vận tải hàng hải”, ông Giang nhấn mạnh.

Với chủ đề Ngày Hàng hải Thế giới (29/9) năm nay: “Công nghệ mới cho ngành vận tải biển được xanh hơn”, Cục Hàng hải Việt Nam kêu gọi và khuyến khích các doanh nghiệp tìm giải pháp cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hướng đến sử dụng “công nghệ xanh” cho ngành vận tải hàng hải.

Mới đây, Cục Hảng hải Việt Nam đã chủ trì đăng cai tổ chức Hội nghị Nhóm công tác vận tải hàng hải ASEAN lần thứ 43. Hội nghị diễn ra từ ngày 20-22/9 nhằm xem xét và tập trung vào các vấn đề như báo cáo kết quả Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN lần thứ 53, Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54; việc triển khai các biện pháp liên quan đến vận tải hàng hải theo Kế hoạch chiến lược vận tải Kuala Lumpur (KLTSP).

Thông qua hoạt động này sẽ góp phần lan tỏa ý tưởng, xây dựng ý thức, phát động phong trào, nỗ lực tìm ra giải pháp. Đồng thời, cụ thể hoá bằng hành động nhằm cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu, giảm khí thải carbon. Qua đó, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu, hướng đến sử dụng các “công nghệ xanh” đem lại lợi ích cho môi trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp vận tải trong ngành hàng hải, hướng tới một môi trường xanh hơn.

Trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mới được thực thi, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục gia tăng, nhu cầu giao thương hàng hoá, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là châu Mỹ và châu Âu.

Ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng: “Đây là cơ hội ngành logistics Việt cải thiện năng lực cạnh tranh và ghi dấu trên thị trường quốc tế”. Vì vậy, ngành vận tải phải thay đổi, tăng cường chiến lược phát triển bền vững, biến logistics xanh thành động lực và mục tiêu của doanh nghiệp trong nước, để bắt kịp với sự phát triển của thế giới, tăng năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng quốc tế về chuỗi cung ứng xanh.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

20-09-2022 08:04

country
Hãng hàng không Quốc tế Myanmar mở đường bay tới Nội Bài

Chiều 19/9, Hãng hàng không Myanmar Airways International (MAI) bắt đầu khai thác chuyến bay đầu tiên từ Yangon đến Việt Nam qua Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Vào 16 giờ 20 phút ngày 19/9, chuyến bay mang số hiệu 8M450, tàu bay Embraer 190 của Hãng hàng không Myanmar khởi hành từ Yangon đã hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, chính thức khai trương đường bay quốc tế thương mại thường lệ Yangon-Hà Nội, đánh dấu việc phát triển mạng đường bay quốc tế giữa hai nước.

Tại buổi đón chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không #MAI đến Hà Nội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã vui mừng tặng hoa và cùng với các đơn vị phục vụ chuyến bay nồng nhiệt chào đón những vị khách đến từ Yangon. Sự kiện Hãng hàng không MAI mở đường bay tới Việt Nam sẽ kết nối giữa trung tâm thương mại lớn nhất Myanmar với Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, mở ra nhiều cơ hội giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch giữa nhân dân hai nước.

Đường bay Yangon-Hà Nội (RGN-HAN) được MAI khai thác với tần suất 2 chuyến khứ hồi/tuần vào thứ 2 và thứ 6, thời gian bay từ Yangon đến Hà Nội khoảng hai giờ. Theo kế hoạch, từ 22/9, hãng sẽ tiếp tục khai thác đường bay Yangon-Thành phố Hồ Chí Minh với tần suất 1 chuyến bay khứ hồi/tuần vào thứ 5. Các chuyến bay được hãng khai thác chủ yếu bằng máy bay Airbus A320.

Myanmar Airways International được thành lập vào năm 1993, là hãng hàng không quốc tế hoạt động tại Myanmar. Đây là một trong ba hãng hàng không quốc tế mới mở đường bay thường lệ tới Hà Nội sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đánh dấu quá trình phục hồi các chuyến bay quốc tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (trước đó các hãng hàng không như Cambodia Angkor Air, Thai Smile Airways đã mở đường bay tới Hà Nội).

Với sự góp mặt của Hãng hàng không MAI, tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hiện có tổng số 57 hãng hàng không quốc tế và nội địa (bao gồm cả các hãng chở khách và chở hàng) được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoạt động, kết nối Thủ đô Hà Nội với 60 điểm đến quốc tế (45 điểm đến hành khách và 15 điểm đến hàng hóa) và 17 điểm đến nội địa.

Ngoài ra, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài hiện đang đàm phán với rất nhiều hãng hàng không đến từ châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc),... và châu Âu về kế hoạch mở rộng thị trường vận chuyển hàng không vào mùa đông năm nay và mùa xuân năm tới.

Sản lượng vận chuyển hàng không quốc tế tại Nội Bài mặc dù đang còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% so thời kỳ hoàng kim trước dịch Covid-19, song sự tăng trưởng liên tục qua các tháng gần đây đã cho thấy xu hướng phục hồi trong thời gian không xa. Đặc biệt khi các thị trường tiềm năng khu vực châu Á dự kiến mở cửa vào mùa lễ hội cuối năm 2022 sẽ tạo đà phục hồi mạnh mẽ cho các chặng bay quốc tế đến với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

13-09-2022 08:00

country
Phó Thủ tướng: Khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để khởi công 4 sân bay

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để khởi công sân bay Sa Pa, Quảng Trị, Lai Châu, Phan Thiết vào cuối năm 2022...

Đến năm 2030 dự kiến có 28 cảng hàng không

Ngày 12/09, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cảng hàng không.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, từ kết quả nghiên cứu quy hoạch hệ thống cảng hàng không, sân bay thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xây dựng 6 tiêu chí chính (22 tiêu chí chi tiết) để đánh giá, bổ sung cảng hàng không mới.

Theo đó, thời kỳ 2021 - 2030 dự kiến bao gồm 28 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội), tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 31 cảng hàng không (14 cảng hàng không quốc tế, 17 cảng hàng không quốc nội).

Theo ông Lê Anh Tuấn, việc huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng hàng không hiện hữu có khó khăn do tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không do nhiều đơn vị quản lý. Vì vậy, việc chuyển giao tài sản cho một đơn vị quản để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP rất khó khăn. Thể chế chính sách về sử dụng tài sản của Nhà nước tham gia dự án đầu tư cảng hàng không theo hình thức PPP chưa thực sự rõ.

Đối với việc đầu tư cảng hàng không mới, có vốn đầu tư lớn, trong khi hầu hết các cảng hàng không có quy mô công suất nhỏ, doanh thu thấp nên phương án tài chính BOT thường có tính khả thi không cao, thời gian hoàn vốn dài (khoảng 47-50 năm). Vì vậy để có khả năng hấp dẫn nhà đầu tư, cần có sự hỗ trợ vốn phù hợp của Nhà nước (Trung ương và địa phương) trong giai đoạn đầu tư và thậm chí cả trong giai đoạn khai thác.

Tại cuộc họp, các địa phương đều khẳng định sự cần thiết của đầu tư phát triển cảng hàng không khi mà nhu cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao.

Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các địa phương

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định đầu tư xây dựng cảng hàng không sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương và đất nước. Do vậy, việc nâng cấp, mở rộng, xây dựng sân bay là rất cần thiết đối với các địa phương.

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã phân cấp, phân quyền cho các địa phương để chủ động hơn trong đầu tư xây dựng cảng hàng không và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng.

Tuy nhiên, các thủ tục đầu tư còn chồng chéo, rườm rà. Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chủ động. Do vậy, việc huy động nguồn lực xã hội hóa vào lĩnh vực đầu tư cảng hàng không còn chậm.

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các địa phương, từ khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư tới khâu kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cảng hàng không.

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với 15 tỉnh, thành phố có nhu cầu nâng cấp, mở rộng, đầu tư sân bay rà soát, điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm chặt chẽ theo đúng quy định pháp luật.

Giao các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT khẩn trương lập dự án đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các địa phương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án như sân bay Sa Pa (Lào Cai), Quảng Trị, Lai Châu, sân bay Phan Thiết (Bình Thuận) khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để khởi công vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương rà soát lại một lần nữa để kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, bảo đảm quy mô phù hợp.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

12-09-2022 08:21

country
Cân đối việc áp thuế suất xuất khẩu phù hợp với thuế suất của nguyên liệu

Trên cơ sở tham vấn ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị sửa đổi thuế suất của viên than gỗ và các chế phẩm tương tự có liên quan.

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý hoàn thiện dự thảo (lần 2) Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hoá nhập khẩu; đồng thời, trên cơ sở tham vấn ý kiến các doanh nghiệp và chuyên gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị sửa đổi thuế suất của viên than gỗ và các chế phẩm tương tự có liên quan.

Cụ thể như, theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặt hàng viên than gỗ, hiện có thuế suất xuất khẩu 10%, được sản xuất từ mặt hàng viên gỗ nén, hiện có thuế suất xuất khẩu 0%. Các mức thuế suất như vậy là bất hợp lý vì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm lại cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu. Như vậy, sẽ không khuyến khích được quá trình sản xuất trong nước. Do đó, việc sửa đổi thuế suất của cả hai mặt hàng này về cùng một mức là hợp lý. Vì lẽ đó, VCCI nhất trí cao khi dự thảo đưa ra hai phương án là thuế suất của cả hai mặt hàng này sẽ cùng là 5% (phương án 1) hoặc 10% (phương án 2).

Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai phương án này đều chưa tính đến mối tương quan với mặt hàng dăm gỗ và vỏ bào. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặt hàng viên gỗ nén được sản xuất bằng cách nén chặt dăm gỗ, vỏ bào, mùn cưa, phế liệu gỗ…

Trong khi đó, thuế suất xuất khẩu của mặt hàng dăm gỗ hiện nay là 2% và vỏ bào là 0%. Như vậy, nếu áp dụng thuế suất xuất khẩu 5% hoặc 10% cho mặt hàng viên nén gỗ thì thuế suất xuất khẩu của thành phẩm lại cao hơn thuế suất xuất khẩu của nguyên liệu, gây tác động bất lợi cho sản xuất trong nước.

Với tất cả các lý do nêu trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án điều chỉnh thuế suất xuất khẩu đối với viên gỗ nén và viên than gỗ về mức 2% hoặc 0%.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

08-09-2022 07:59

country
Giữ nguyên diện kiểm soát với cổ phiếu Vietnam Airlines

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM thông báo về việc giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines).

Ngày 1/6, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) ban hành Quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu Vietnam Airlines - CTCP.

Theo HoSE, vốn chủ sở hữu của HVN -2.160 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC kiểm toán 2 năm gần nhất (năm 2020, 2021) là số âm. Do đó, cổ phiếu HVN thuộc diện bị kiểm soát theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 38 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam. 

Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2022 của HVN, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là -5.167,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2022 là 28.904,2 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu -4.897,4 tỷ đồng. 

Do đó, theo quy định của Chính phủ, cổ phiếu HVN sẽ bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét,.

Vì vậy, HoSE lưu ý HVN về khả năng cổ phiếu bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. 

Tính đến hết tháng 7, Vietnam Airlines ghi nhận số chuyến bay khai thác vượt 10,3% kế hoạch. Doanh thu vận tải hành khách đạt gần 26 nghìn tỷ (khoảng 1,1 tỷ USD), tăng gần 5.000 tỷ so với kế hoạch.

Đặc biệt, trong giai đoạn cao điểm hè, số lượt khách vận chuyển/ngày tăng 26,3% so cùng kỳ 2019 và tăng 9,7% so với kế hoạch. Đây là những tín hiệu tích cực đối với toàn thể người lao động Vietnam Airlines sau những ngày tháng khó khăn do dịch bệnh.

Theo Deloitte Việt Nam, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê. Cộng thêm các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn, có thể dẫn tới nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty.

Dự báo, thị trường quốc tế sẽ từng bước được phục hồi, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines sẽ tích cực hơn vào nửa cuối 2022 và trong năm 2023.

Hãng cũng đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại tổng công ty giai đoạn 2021-2025, đã báo cáo cổ đông và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN SKY

06-09-2022 08:17

country
Đề xuất 2 sân bay quân sự ở Biên Hòa và Ninh Thuận thành sân bay lưỡng dụng

Hai sân bay Thành Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nghiên cứu phục vụ dân sự nếu đủ điều kiện.

Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT công tác rà soát hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo chỉ đạo của Chính phủ.

Văn bản do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng ký nêu rõ, cơ quan này đã phối hợp với cơ quan tư vấn lập quy hoạch - Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) nghiên cứu tiếp thu, giải trình và rà soát, hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại Thông báo kết luận số 321 ngày 5/8/2022.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị cập nhật nội dung "nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa...) trong trường hợp đủ điều kiện" vào dự thảo quy hoạch.

Hiện hai sân bay Thành Sơn và Biên Hòa phục vụ mục đích quân sự. Theo kiến nghị của các địa phương, Chính phủ đã chỉ đạo lập tổ công tác nghiên cứu việc chuyển đổi thành sân bay lưỡng dụng và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định trước tháng 9/2022.

Trong thời kỳ 2021-2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).

Về tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP.HCM. Đầu tư đưa vào khai thác các cảng hàng không mới đảm bảo 100% dân số khu vực đồng bằng và 95% dân số khu vực miền núi có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.

Hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).

Đồng thời, hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Sau khi rà soát, Cục Hàng không Việt Nam đã xác định lại phương án quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm.

Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi kèm theo công văn số 3960, mục tiêu đến năm 2030 là ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng HKQT Nội Bài) và vùng TP.HCM (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Long Thành);

Từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới để nâng tổng số cảng hàng không của cả nước đưa vào khai thác lên 28 cảng hàng không, tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 283 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100km.