TTHQSaiGon

TTHQSaiGon

Contact person: Mr. Khắc Võ

Pos: Sales Manager

Location: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

TTHQSaiGon

Contact person: Mr. Khắc Võ

Pos: Sales Manager

Location: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

Introductions

TTHQSaiGon hổ trợ các dịch vụ: - Vận chuyển quốc tế: các tuyến châu Á, tuyến Châu Âu,... - Vận chuyển nội địa: trucking và đường biển. - Thủ tục hải quan: xin giấy phép nhập khẩu (thịt đôn...

See more >>
  • 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • +840****** Show
  • tthqsaigon.net

Danh mục mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm

Ngày 30/8/2023 Tổng cục Hải quan tổ chức cuộc họp trao đổi với đại diện của  Bộ Y tế, Bộ NN & PTNT, Bộ Công Thương về vướng mắc nêu trên và thống nhất như sau:

Danh mục mặt hàng thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được quy định tại:

- Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2021 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành bản mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu;

- Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục thực phẩm phải kiểm tra nhà nước tại các Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT, Thông tư số 28/2021/TT-BYT, Quyết định số 1182/QĐ-BCT nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; Việc kiểm tra, quản lý hàng hóa nhập khẩu khi doanh nghiệp bán, sử dụng tại Việt Nam thuộc trách nhiệm của Bộ quản lý chuyên ngành.

Các Bộ quản lý chuyên ngành tăng cường kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu không thuộc danh mục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm tại các Thông tư, Quyết định của Bộ ngành nêu trên sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Xem thêm tại đây

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 181 Viewed

Quy trình kiểm tra sau thông quan là công tác vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc hiểu rõ và thực hiện CHUẨN CHỈNH quy trình này khá phức tạp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm vững quy định, luật Hải quan cùng nhiều nghiệp vụ phức tạp khác.

Hiểu được những KHÓ KHĂN và RĂN TRỞ đó, chúng tôi hân hạnh mang đến cho bạn đọc những kiến thức thực tế, chuyên sâu cùng những lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện quy trình kiểm tra sau thông quan một cách tối ưu và hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.

Quy trình kiểm tra sau thông quan là: quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ và nội dung tiến hành các bước công việc từ thu thập thông tin, xác định đối tượng kiểm tra, thực hiện kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra và giải quyết các công việc có liên quan đến kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan, công chức/nhóm công chức Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Thông thường khi Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan sẽ thược hiện theo quy trình gồm 8 bước, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Thu Thập, Phân Tích, Nhận Định Thông Tin
  • Bước 2: Đề Xuất Kiểm Tra Theo Dấu Hiệu, Rủi Ro
  • Bước 3: Người Có Thẩm Quyền Quyết Định
  • Bước 4: Thực Hiện Kiểm Tra
  • Bước 5: Báo Cáo Kết Quả Kiểm Tra
  • Bước 6: Kết Luận Kiểm Tra
  • Bước 7: Quyết Định Xử Lý Kết Quả Kiểm Tra
  • Bước 8: Cập Nhật Phản Hồi Hệ Thống Và Lưu Trữ

Việc tìm ra được các lỗ hổng trong quá trình vận hành doanh nghiệp và thống kê, thiết lập chi tiết chính xác bộ hồ sơ doanh nghiệp để tham gia kiểm tra sau thông quan là điều vô cùng khó khăn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. NÚT THẮT để GỠ RỐI cho vấn đề này chính là Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan TTHQSAIGON.

www.tthqsaigon.com | www.tthqsaigon.net

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 154 Viewed

Trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu thì C/O là chứng từ vô cùng quan trong, ảnh hưởng đế mức thuế nhập khẩu cho lô hàng. Chính vì thế chúng ta cần kiểm tra kỹ thông tin trên chứng từ này để hạn chế tối đa sai sót ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu trong quan trình làm thủ tục hải quan hàng nhập.

Việc kiểm tra C/O thì phần hay gặp khó khăn nhất đó chính là C/O 3 bên, cho nên bài viết dưới đây TTHQSaiGon tổng hợp một số trường hợp về C/O 3 bên – C/O có hóa đơn bên thứ 3 phát hành, để chia sẽ đến các bạn. Cùng đọc bài viết phía dưới nhé.

Trường hợp 1: C/O mẫu AANZ có hóa đơn bên thứ 3 phát hành (C/O 3 bên)

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản trả lời Hiệp hội sữa Việt Nam (Công văn 4796/TCHQ-GSQL ngày 17/07/2020), cũng như hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố một số nội dung liên quan đến C/O mẫu D và mẫu AANZ.

Theo đó, về C/O mẫu AANZ có hóa đơn bên thứ ba phát hành, Điều 22 Phụ lục III và mục 9, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BCT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 07/2020/TT-BCT) của Bộ Công Thương quy định cụ thể về trường hợp C/O có hóa đơn bên thứ ba phát hành. Theo đó chỉ yêu cầu tên công ty phát hành hóa đơn, không yêu cầu khai báo tên nước công ty phát hành hóa đơn.

Liên quan đến C/O mẫu D cấp thay thế, Tổng cục Hải quan cho biết, Điều 9 Phụ lục 7 Thông tư 22/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương (được sửa đổi, bổ sung tại các Thông tư 10/2019/TT-BCT và Thông tư 25/2019/TT-BCT) quy định về việc xử lý những sai sót trên C/O, trong đó hướng dẫn về việc cấp C/O mới thay thế cho C/O có lỗi.

Trên cơ sở kết quả các phiên họp của các nước ASEAN thống nhất về việc trong trường hợp cấp C/O mới thay thế C/O ban đầu bị lỗi, số tham chiếu của C/O gốc phải được đề cập trên C/O cấp mới. Tổng cục Hải quan cho biết, đã ban hành các công văn hướng dẫn cục hải quan địa phương để thực hiện đúng cam kết.

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn về hóa đơn bên thứ ba trong Hiệp định AANZFTA. (Công văn 2755/TCHQ-GSQL ngày 04/06/2021)

Cụ thể, Tổng cục Hải quan cho biết hóa đơn bên thứ ba trong văn bản Hiệp định AANZFTA là hóa đơn phát hành bởi công ty có trụ sở tại nước khác với nước xuất khẩu thành viên Hiệp định. Đối với trường hợp hóa đơn bên thứ ba, thông tin khai trên C/O mẫu AANZ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 9 phần Overleaf Notes, Phụ lục V-A ban hành kèm Thông tư số 31/2015/TT-BCT.

Đối với lô hàng nhập khẩu có hóa đơn thương mại được phát hành bởi công ty có trụ sở tại nước cùng với nước xuất khẩu thành viên Hiệp định thì không phải đánh dấu vào ô “Subject of third-party invoice” trên C/O. Tuy nhiên, nếu đánh dấu vào ô này thì cũng không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O.

Trường hợp không thể hiện tên công ty phát hành hóa đơn cho công ty nhập khẩu Việt Nam tại ô số 7 của C/O, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan nộp bổ sung chứng từ chứng minh mối quan hệ giữa công ty xuất khẩu tại ô số 1 của C/O và công ty phát hành hóa đơn cho công ty nhập khẩu Việt Nam.

Trường hợp người khai hải quan không cung cấp chứng từ chứng minh, hoặc cung cấp chứng từ chứng minh nhưng cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để xác định mối quan hệ nêu trên thì báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để tiến hành xác minh với cơ quan có thẩm quyền cấp C/O.

Việc kiểm tra, xác định tính hợp lệ của C/O thực hiện theo quy định hiện hành.

Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trên cơ sở tổng hợp vướng mắc liên quan đến trường hợp hóa đơn bên thứ ba thuộc Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di lân (AANZFTA) trong thời gian vừa qua.

Các nội dung hướng dẫn căn cứ Thông tư số 31/2015/TT BCT ngày 24/9/2015 của Bộ Công Thương và Biên bản cuộc họp thực thi Tiểu ban Xuất xứ hàng hóa lần thứ 14 trong khuôn khổ Hiệp định AANZFTA.

Xem thêm trường hợp C/O 3 bên của các mẫu chứng nhận xuất xứ khác tại đây.

www.tthqsaigon.net | www.tthqsaigon.com

 

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 140 Viewed

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ THU PHÁT SÓNG WIFI
Quy trình thủ tục nhập khẩu Thiết bị thu phát sóng Wifi. Hi vọng sẽ giúp đỡ được cho mọi người hiểu rõ hơn về thiết bị này.
====================================
BƯỚC 1: ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Doanh nghiệp cần đem bộ hồ sơ đến đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông, hồ sơ bao gồm:
Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng 02 bản
Invoice, P/O, Packing list, B/L, Catalogue
Thời gian: từ 3-4 ngày từ ngày nhận hồ sơ

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Sau khi Doanh nghiệp có được Kết quả Đơn đăng ký KTCL tại Cục Viễn Thông Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu và thông quan hàng hóa.

BƯỚC 3: ĐEM HÀNG ĐI THỬ NGHIỆM
Khi hàng hóa đã được thông quan, Doanh nghiệp cần đem 01 mẫu thiết bị phát wifi lên Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số vô tuyến điện để thử nghiệm
Thời gian test: 10-15 ngày làm việc
Chi phí: Được áp dụng theo từng quy chuẩn mà sản phẩm Doanh nghiệp nhập khẩu được áp dụng theo Thông tư 04/2023/BTTTT, không có mức phí chung cho tất cả sản phẩm.

BƯỚC 4. LÀM HỒ SƠ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Hồ sơ làm Chứng nhận hợp quy thiết bị phát wifi bao gồm:
Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận
Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh
Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất)
Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với PT 1); ISO 9001-2015
Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với PT 1)
Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với PT 5)
Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với PT 7).

BƯỚC 5. LÀM THỦ TỤC CÔNG BỐ HỢP QUY
Các tài liệu cần thiết để tiến hành thủ tục công bố thiết bị thu phát sóng wifi theo phương thức này như sau:
Mẫu Giấy Công bố hợp quy theo quy định
Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị
Tài liệu kỹ thuật của thiết bị
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mẫu dấu Công bố hợp quy ICT của doanh nghiệp
Kết quả thử nghiệm của sản phẩm
Tờ khai nhập khẩu hàng hóa thông quan
Sau khi nộp xong thủ tục Công bố hợp quy thì được coi là hoàn thành thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát sóng WIFI
---------------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ dịch vụ xin giấy phép kinh doanh và giấy phép nhập khẩu sản phẩm có chứa mật mã dân sự

Xem thêm tại đây.

#tthqsaigon #wifi #wiffi #thẻtu #RFID #rfidtag #thietbivienthong #mmds #matmadansu #anninhmang

www.tthqsaigon.com | www.tthqsaigon.net

 

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 564 Viewed

Rủi ro thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu là vấn đề khá được quan tâm.

 

Là người chủ điều hành của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bạn phải quan tâm tới sự an toàn cho đồng tiền của mình. Là nhân viên xuất nhập khẩu giỏi, bạn phải có trách nhiệm với đồng tiền của công ty.

 

Thế nhưng không phải mọi cá nhân hay công ty đều trải qua những rủi ro về xuất nhập khẩu, đặc biệt về thanh toán quốc tế.

 

 

Hôm nay, Tôi xin chia sẻ với các bạn những bài học xương máu về rủi ro trong thanh toán quốc tế Xuất Nhập Khẩu. Tại sao bạn nên đọc bài này? Vì 100% các rủi ro này đối tác của chúng tôi đều đã thực tế trải qua. Tại sao các bạn nên coi đây là bài học quý? Vì 100% tình huống trên chúng tôi đều đã gặp phải và đã biết cách để xử lý hiệu quả nhất, khi mà những tình huống thực tế phát sinh không như trong sách vở.

 

Và vì bạn sẽ không thấy nó ở sách vở nào khác đâu!

 

Đã làm xuất nhập khẩu, về mảng thanh toán quốc tế thì có 3 thứ quy tắc mà doanh nghiệp nên nằm lòng: UCP 600, ISPB 745 và URC. 3 bộ quy tắc này là cơ bản nhất, được dùng nhiều nhất bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và toàn cầu, ai làm xuất nhập khẩu cũng phải nên biết, chứ không phó mặc toàn bộ cho ngân hàng nhé.

 

Nhưng câu chuyện mà thực tế làm việc Tôi đã trải qua là: hình như CHẲNG CÓ BỘ QUY TẮC NÀO CHUẨN MỰC CHO TOÀN CẦU CẢ! Đều có những vấn đề riêng phát sinh và cần có những giải pháp riêng.

 

Cùng xem thêm tại đây.

 

TTHQSaiGon

www.tthqsaigon.com 

Expiry date: 31-10-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 84 Viewed

Các sản phẩm làm từ da thuộc chắc hẳng không còn quá xa lạ với mọi người và hơn thế nữa các sản phẩm này lại được rất nhiều người ưa thích. Vì chúng có mẫu mã đẹp, bền, sang trọng, hợp thời trang. Ngoài ra, da thuộc còn được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất. Do nhu cầu sử dụng tăng cao nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ để sản xuất nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu da thuộc từ thị trường nước ngoài về để sản xuất.

Vậy việc nhập khẩu da thuộc có vướn phải các quy định gì? Có phải làm kiểm dịch hay kiểm tra chất lượng Nhà nước hay không? Đây là những câu hỏi mà các nhà nhập khẩu luôn luôn nghỉ tới.

Do mình cũng đã làm qua mặt hàng này rồi nên cũng muốn chia sẽ với các bạn về thủ tục nhập khẩu da thuộc, các sản phẩm da thuộc để các bạn cùng nắm rõ hơn nhé.

 thủ tục hải quan nhập khẩu da thuộc các bạn cần chuẩn bị 1 bộ chứng từ đầy đủ gồm:

  • Tờ khải nhập khẩu
  • Bill of lading
  • Invoice
  • Packing list
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng thuế ưu đãi .

Nguồn TTHQSaiGon

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89 | 0896 4444 66

Email: tthqsaigon@tthqsaigon.net

www.tthqsaigon.net | www.tthqsaigon.com

Where there is a will, there is a way.!!!

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 75 Viewed

Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực XNK & giao nhận rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất.
Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER.

1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC)

2. SURRENDER BILL ( VẬN ĐƠN SURRENDER)

3. TELEX RELEASE (ĐIỆN GIAO HÀNG)

Xem thêm các thông tin khác về xuất nhập khẩu các bạn có thể truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:

Fanpage: https://www.facebook.com/xuatnhapkhauhcm/

Group: https://www.facebook.com/groups/1073402229658531/

www.tthqsaigon.com

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 106 Viewed

Chính sách mặt hàng dầu nhớt động cơ đốt trong (dầu nhờn).

Theo quy định hiện hành, dầu mỡ nhờn không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa bình thường.

Nhưng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối mặt hàng Dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Muốn nhập khẩu được thì phải xin Giấy phép với bộ Công thương.

Các bước được tiến hành như sau khi TTHQSaiGon hoàn thành dịch vụ hải quan hàng dầu nhớt tai Hồ Chí Minh:

1. Hs code dầu nhớt (dầu nhờn), phần này thì thường chia làm 2 nhóm:

+ Phân nhóm 2710: Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải. (mã HS: 2710.19.43, 2710.19.44) có thuế NK từ 5 – 20% và thuế VAT là 10%.

+ Phân 3403: Các chế phẩm bôi trơn (kế cả các chế phẩm dàu cắt, các chế phẩm dụng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng dể xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70 % trở lên tính theo trong lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum. HS code 34031990 thuế NK 10% và thuế VAT 10%.


2. Tiến hành mở tờ khai, khai báo hải quan điện tử
3. Tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước này cần lưu ý đến hàng hoá tem nhãn, khi đăng ký có số tiếp nhận cụ thể rồi thi sẽ bổ sung vào tờ khai, truyền 1 cửa cho việc đăng ký chất lượng phải nắm rỏ quy trình để được tiếp nhận nhanh chóng nhất.

4. Thông quan tờ khai hải quan hàng dầu nhớt giao hàng đến kho khách hàng

Cần hỗ trợ thủ tục hải quan nhập khẩu dầu nhớt anh chị liên hệ ngay TTHQSaiGon để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

ĐT: 0949 63 53 89

www.tthqsaigon.com

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 61 Viewed

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra thông tin C/O mẫu AK, KV/VK trên “Hệ thống quản lý C/O điện tử” được truyền qua Hệ thống một cửa quốc gia.

Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan trên cơ sở Biên bản ghi nhớ ký kết giữa Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan (Việt Nam) và Tổng cục Hải quan Hàn Quốc về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử nhằm tạo thuận lợi trong thực thi Hiệp định thương mại tự do (EODES).

Cụ thể, về khai C/O trên tờ khai, công chức hải quan hướng dẫn người khai hải quan khai số tham chiếu C/O mẫu AK, KV/VK và ngày cấp trên tờ khai hải quan nhập khẩu.

Cụ thể, đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp C/O điện tử tại chỉ tiêu 1.68-Phần ghi chú trên tờ khai hải quan theo cấu trúc sau:

&&AK/KV/VKDDMMYYYY ZZZZZZZZZZ&&

Trong đó, AK là C/O mẫu AK để áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc.

KV là C/O mẫu KV do Hàn Quốc cấp để áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

VK là C/O mẫu VK do Việt Nam cấp để áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

DDMMYYYY (8 ký tự) là ngày cấp C/O.

ZZZZZZZZZZ là số tham chiếu C/O.

Tổng cục Hải quan cũng lưu ý, trường hợp có nhiều C/O thì nhập thông tin liên tiếp của các C/O theo cấu trúc:

&&DDMMYYYYZZZZZZZZZZ&&&DDMMYYYYZZZZZZZZZZ&&.

Trường hợp chưa có C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan và nộp bổ sung C/O sau thời điểm làm thủ tục hải quan, khi người khai hải quan khai bổ sung C/O, công chức hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ AMA-khai bổ sung sau thông quan và khai thông tin C/O tại chỉ tiêu Phần ghi chú trên tờ khai AMA theo cấu trúc nêu trên.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cụ thể đối với tờ khai hải quan giấy; việc tiếp nhận, kiểm tra và xử lý của công chức hải quan; C/O cấp bản giấy trường hợp hệ thống EODES gặp lỗi kỹ thuật, không thể hiện được C/O trên Hệ thống quản lý C/O điện tử.

https://www.tthqsaigon.com/2023/08/huong-dan-kiem-tra-co-mau-ak-va-kvvk.html

www.tthqsaigon.net

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 45 Viewed

Làm thủ tục nhập khẩu xe nâng như thế nào? Chính sách quản lý mặt hàng này ra sao? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Xe nâng cũ thì có được nhập khẩu không? Cần lưu ý các vấn đề gì khi nhập khẩu xe nâng?

Còn rất rất nhiều câu hỏi khác mà các bạn gọi điện hỏi mình và nhắn tin hỏi qua fanpage XUẤT NHẬP KHẨU HCM, hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn Quy trình nhập khẩu xe nâng như thế nào, đồng thời cũng giúp các bạn trả lời được các câu hỏi trên đầu bài viết.

Đối với quy trình nhập khẩu xe nâng chỉ cần thực hiện theo 4 bước sau:

  • Đăng ký đăng kiểm xe nâng nhập khẩu
  • Mở tờ khai nhập khẩu xe nâng
  • Tiến hành kiểm tra thực tế xe nâng
  • Thanh toán chi phí và nhận kết quả đăng kiểm.

Quy trình cũng không qua phức tạp để nhập khẩu được 1 chiếc xe nâng phải không nào :)) Các loại xe nâng điện, xe nâng người hay các loại xe máy chuyên dùng khác thì thủ tục hải quan nhập khẩu cũng tương tự nhé.

Mã hs code và thuế nhập khẩu xe nâng:

Trước tiên, các bạn cần tra cứu chính xác mã HS code của dòng sản phẩm mà mình nhập khẩu trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nhập khẩu xe nâng. Theo đó, dựa vào công suất, tính chất, cấu tạo và mục đích sử dụng, các mặt hàng sẽ được chia thành nhiều nhóm khác nhau ứng với các mã HS code riêng. các bạn cần chú ý, mỗi mã HS code sẽ được áp dụng chính sách thông quan và nghĩa vụ đóng thuế riêng biệt.

Xe nâng được phân làm 3 loại xe nâng bao gồm: Xe nâng tay, xe nâng điện và xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong. Các loại xe sẽ tương ứng với các loại mã HS code cụ thể như sau:

+ Xe nâng tay (84279000)

+ xe nâng điện (84271000)

+ xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (84272000).

Tương ứng với các loại xe nâng khác nhau, xe nâng sẽ được đăng ký đăng kiểm ở các cơ quan đăng kiểm tương ứng. Cụ thể, đối với xe nâng tay, xe nâng người sẽ được đăng ký tại phòng công nghiệp, cục đăng kiểm. Đối với các loại xe nâng hàng chạy bằng điện và bằng động cơ đốt trong sẽ được đăng ký KTCL ở Cục Đăng kiểm.

Theo đó, khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, các bạn cần lưu ý mức phí thuế nhập khẩu xe nâng là 0%. Thuế GTGT nhập khẩu của xe nâng là 10%.

Công thức tính thuế nhập khẩu theo mã HS được tính như sau:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x 10%.

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Trên đây là sơ lượt về quy trình làm thủ tục nhập khẩu xe nâng, xe chuyên dùng. Để tìm hiểu chi tiết các bước thì các bạn xem thêm tại đây nhé.

Nguồn: Khắc - TTHQSaiGon

ĐT: 0949 63 53 89

www.tthqsaigon.net | www.tthqsaigon.com

Expiry date: 31-12-2023
  • Contact
  • Chat now
  • Share
  • 54 Viewed
  • Show