ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

Người liên hệ: Mr. Minh Mai

Chức vụ: Marketing Executive

Địa điểm: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

Người liên hệ: Mr. Minh Mai

Chức vụ: Marketing Executive

Địa điểm: Ho Chi Minh, Ho Chi Minh, Vietnam

Giới thiệu

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD - ALM (VN) is a full service logistics services provider headquartered in Singapore. We work with clients in Vietnam and abroad to support their domestic and international logistics needs via air, sea, road...

Xem thêm >>
  • Tầng 5, Tòa nhà The Golden Building, Số 19 Đường Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • +849****** Hiện số
  • https://phaata.com/100000000002001

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

23-10-2023 10:14

country
Điểm tên 3 thị trường mua nông lâm thủy sản nhiều nhất của Việt Nam

Trung Quốc giữ vị trí Top đầu

Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sụt giảm mạnh 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này trong 9 tháng qua. Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm 7,7%, chiếm 7,6% tổng kim ngạch.

Chỉ có thị trường Trung Quốc ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương. Tính đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu sang thị trường này đạt 8,71 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 22,1% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam.

Đáng chú ý, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng gần 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc ghi nhận con số 2,75 tỷ USD tăng 161,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với trái cây, Trung Quốc cũng chi 495,8 triệu USD mua gạo Việt Nam, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tương tự, xuất khẩu hạt điều sang thị trường này đạt gần 434 triệu USD, tăng hơn 42%; xuất khẩu cà phê trên 101 triệu USD, tăng 11,4%; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đạt gần 436 triệu USD, tăng 30%.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam - nhận định, nhờ ký kết được nhiều Nghị định thư xuất khẩu rau quả chính ngạch vào thị trường Trung Quốc nên kim ngạch tăng trưởng mạnh. Ví dụ như quả sầu riêng, sau khi ký nghị định thư, đơn hàng xuất khẩu bùng nổ. Kim ngạch tăng cao kỷ lục, đưa sầu riêng thành loại trái cây tỷ USD của Việt Nam.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – nhận định, có thể thấy, xuất khẩu nông sản sụt giảm chủ yếu ở 2 thị trường Mỹ và EU với 2 nhóm chính là gỗ, lâm sản và thuỷ sản. Song tín hiệu đáng mừng là đầu năm 2023, Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới sau đại dịch Covid-19 nên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc có bước tăng trưởng trở lại. Trung Quốc là thị trường lớn và đang phần nào giúp giảm bớt khó khăn cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam, nhất là trái cây và gạo.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường. Năm 2023, đã 2 lần Thủ tướng trực tiếp đi Trung Quốc và lần nào cũng đề xuất Chính phủ Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam.

“Vừa rồi khi dự hội nghị ở Nam Ninh, Chính phủ Việt Nam đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa với 4 nhóm hàng như sầu riêng đông lạnh, ớt, dưa hấu, dược liệu… Có thể nói công tác đàm phán mở cửa thị trường đã được đẩy lên rất mạnh”, ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh.

Những lưu ý cho các doanh nghiệp Việt

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Trung Quốc đã cấp phép cho 12 mặt hàng rau quả; trên 800 cơ sở chế biến thủy sản, 40 cơ sở bao gói cua, tôm hùm sống và 5 cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng; có 128 loài/loại sản phẩm và 48 loài thủy sản… Hiện phía Trung Quốc đã đồng ý xuất khẩu thí điểm mặt hàng chanh leo, ớt.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc các nghị định thư về các mặt hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng gồm: dưa hấu từ mặt hàng xuất khẩu truyền thống chuyển sang ký Nghị định thư để chuẩn hóa quy định; sầu riêng đông lạnh, ớt, dược liệu và trái cây có múi. Nếu giải quyết được đồng bộ các vấn đề trong xuất khẩu các mặt hàng này, thì việc giao thương sẽ rất thuận lợi, tốc độ tăng trưởng còn lớn hơn rất nhiều.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, theo các chuyên gia năm nay Trung Quốc có nhu cầu rất lớn với nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái cây với nhu cầu tăng từ vài trăm triệu đã lên đến hàng tỷ USD. Song bên cạnh thành công thì rủi ro cũng bắt đầu khi Trung Quốc mở cửa cho nhiều loại trái cây của Philippines, Malaysia…

Trung Quốc là thị trường mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp. Nhu cầu thị trường Trung Quốc khá đa dạng và không quá khó tính. Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng các sản phẩm nông sản chế biến. Tuy nhiên, trên thực tế, với các doanh nghiệp nhỏ, vấn đề thâm nhập thị trường nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn khi chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng, thủ tục của bên nhập khẩu.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến sâu để cho ra các sản phẩm có giá trị, chất lượng cao và sức cạnh tranh tốt. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, chủ động đổi mới phương thức kinh doanh và khai thác thị trường xuất khẩu phù hợp.

Còn theo ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới chất lượng nông sản. Đặc biệt tại các thành phố lớn người dân sẵn sàng trả với mức giá cao để được tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bởi vậy, người sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh cần chú trọng chuẩn hóa, đồng bộ về chất lượng, bao bì, nhãn mác, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng đầy đủ các quy định của nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc, ông Ngô Xuân Nam cũng cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu theo hướng nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư để tăng năng lực cung cấp dịch vụ logistics, bảo quản hàng hóa theo chuỗi từ vùng sản xuất tới các kho, hay hình thành các Trung tâm cung ứng nông sản tại khu vực cửa khẩu với Trung Quốc.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, chuyển đổi số để tăng hiệu quả, giảm chi phí trong chuỗi liên kết xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc.

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

22-09-2023 09:26

country
Dự kiến hết quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ vượt cả năm 2022

Dự kiến hết quý III/2023, xuất khẩu rau quả thu về 4,134 tỉ USD, với con số này sẽ vượt kết quả xuất khẩu rau quả năm 2022 và cao hơn con số kỷ lục của năm 2018

Kết quả này sẽ vượt kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả năm 2022 là 3,34 tỷ USD. Kết quả này cũng sẽ vượt con số kỷ lục xuất khẩu của ngành rau quả vào năm 2018 là 3,81 tỉ USD.

Trong Top 10 thị trường lớn nhất của ngành rau quả, ngoài Trung Quốc thì thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất tăng trưởng dương; Hoa Kỳ, Thái Lan, Australia giảm nhập khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhờ trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh.

Trong tháng 8/2023, trị giá xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 266,3 triệu USD, tăng 186,3% so với tháng 8/2022. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 2,3 tỷ USD, tăng 134% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp theo, hàng rau quả xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Hà Lan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan.

Đáng chú ý, trong quý III và quý IV/2023, cả nước có khoảng gần 7,6 triệu tấn trái cây chủ lực các loại đưa ra tiêu thụ. Trong khi đó, theo thông lệ hàng năm, xuất khẩu hàng rau quả thường đạt mức cao trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu thị trường tăng. Do đó, nguồn cung trái cây dồi dào sẽ đáp ứng tốt các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - dự báo, xuất khẩu cả năm 2023, toàn ngành có thể mang về hơn 5,5 tỉ USD khi vẫn còn 3 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc cần chú ý. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được một số thông báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đáng chú ý, giữa tháng 8/2023, Trung Quốc tiến hành kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi Việt Nam.

Với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.

Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh cấp mã vùng trồng, các địa phương cũng cần kiểm soát tốt để hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu.

Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng cần tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm dịch ngày càng khắt khe, nghiêm ngặt của Trung Quốc.

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

18-09-2023 09:17

country
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn cho EU

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoài khối 6 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu, trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cao su (HS 4001, 4002, 4003, 4005) từ các thị trường ngoài khối đạt 1,1 triệu tấn, trị giá 2,42 tỷ EUR (tương đương 2,59 tỷ USD), giảm 21,2% về lượng và giảm 24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Trong các nguồn cung ngoài khối thì Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Indonesia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho EU.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cao su từ thị trường Thái Lan đạt 145,29 nghìn tấn, trị giá 272,32 triệu EUR (tương đương 291,39 triệu USD), giảm 32,9% về lượng và giảm 43,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp theo là Bờ Biển Ngà đạt 142,19 nghìn tấn, trị giá 212,67 triệu EUR (tương đương 227,55 triệu USD), giảm 7,5% về lượng và giảm 20,3% về trị giá; Indonesia đứng thứ ba với 131,5 nghìn tấn, trị giá 253,55 triệu EUR (tương đương 271,3 triệu USD), giảm 10,9% về lượng và giảm 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam là thị trường ngoài khối cung cấp cao su lớn thứ 12 cho EU trong 6 tháng đầu năm 2023, đạt 33,64 nghìn tấn, trị giá 48,18 triệu EUR (tương đương 51,56 triệu USD), giảm 19,5% về lượng và giảm 40,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của EU từ thị trường ngoài khối chiếm 3,04%, tăng nhẹ so với mức 2,98% của cùng kỳ năm 2022.

Về chủng loại, trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, cao su tái sinh và cao su hỗn hợp từ các thị trường ngoài khối với lượng và trị giá đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 5 cho EU, với 33,63 nghìn tấn, trị giá 48,1 triệu EUR (tương đương 51,47 triệu USD), giảm 19,3% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường EU chiếm 6,41%, tương đương so với cùng kỳ năm 2022.

Qua số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam vẫn đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN về thị phần cao su tại EU. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe và cao su châu Âu (ETRMA), doanh thu thị trường lốp xe châu Âu giảm trong quý II/2023.

Với suy thoái kinh tế toàn cầu và chi phí gia tăng do lạm phát, ETRMA dự báo doanh số bán lốp xe năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục giảm so với năm 2022. Do vậy, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu 524,1 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002) từ các thị trường ngoài khối, trị giá 1,37 tỷ EUR (tương đương 1,47 tỷ USD), giảm 24,4% về lượng và giảm 19,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,001% trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ các thị trường ngoài khối.

Source: https://congthuong.vn/viet-nam-la-thi-truong-cung-cap-cao-su-lon-cho-eu-272718.html

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

02-08-2023 10:00

country
Sau nửa năm sụt giảm, xuất khẩu mặt hàng nào sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng trở lại?

Tháng 6/2023 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) nửa đầu năm nay đạt 280 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ.

Tháng 6/2023 là tháng đầu tiên kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 16% đạt 67 triệu USD. Kể từ tháng 3 năm nay, tốc độ sụt giảm trong từng tháng cũng đã thu hẹp dần.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông, tôm chân trắng chiếm 54,9%, tôm sú chiếm 25,3%, còn lại là tôm khác.

6 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng lần lượt 1% và 30% so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng chế biến tăng mạnh nhất 66%; xuất khẩu tôm sú chế biến và tôm sú nguyên liệu đông lạnh tăng lần lượt 55% và 29%; xuất khẩu tôm khô tăng mạnh 3 con số với 583%.

Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh (mã HS 03) từ Việt Nam, chiếm tới 97% tỷ trọng.

Nửa đầu năm 2023, giá trung bình tôm chân trắng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc dao động từ 4,9-7,9 USD/kg. Trong khi giá trung bình tôm sú của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này dao động từ 8,2-13,8 USD/kg.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm nay tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái lên 502.669 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu tăng 29% lên 2,84 tỷ USD. Điều này cho thấy nhu cầu tôm của Trung Quốc mạnh mẽ bất chấp kinh tế phục hồi chậm chạp sau dịch Covid-19.

Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc với 362.000 tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ấn Độ và Argentina có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nhập khẩu tôm vào Trung Quốc từ Ấn Độ tăng 31% và Argentia tăng 270% trong nửa đầu năm nay 2023 lần lượt là 60.700 tấn và 17.700 tấn. Tuy nhiên, các sản phẩm từ các nguồn cung này chủ yếu là tôm bỏ đầu, sơ chế và tôm đỏ đánh bắt tự nhiên nên có giá cao hơn so với Ecuador.

Nửa đầu năm nay, thách thức đối với tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc đó là sau khi bỏ chính sách "Zero Covid", lượng tôm từ Ecuador đổ vào lớn, các địa phương có dân số đông như Quảng Đông, Phúc Kiến… tăng mạnh nhập tôm từ Ecuador. Điều này tạo áp lực lên tôm Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi Ecuador đẩy mạnh xuất hàng tồn kho giá rẻ kèm với việc thu hoạch bị hạn chế bởi thời thời tiết thì nguồn hàng của nước này trong những tháng cuối năm sang Trung Quốc sẽ giảm bớt.

Nhu cầu thị trường Trung Quốc nửa cuối năm nay dự kiến vẫn tốt nên dự kiến xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc nửa cuối năm nay vẫn sẽ khả quan hơn nửa đầu năm.

Source : Báo Công Thương.

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

11-07-2023 11:02

country
Doanh nghiệp dồn dập nhận đơn hàng, xuất khẩu gạo liên tục lập kỷ lục

Nhận đơn hàng dồn dập trong nhiều tháng qua, hiện nhiều doanh nghiệp gần như vét sạch kho để xuất khẩu và phải chờ thu mua mới có hàng để giao tiếp.

Thiết lập mức giá mới

Tất bật chuẩn bị hàng để giao sang thị trường Hàn Quốc, ông Nguyễn Phước Nam - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An Kiên Giang chia sẻ, công ty vừa chốt được đơn hàng 16.667 tấn gạo thơm sang Hàn Quốc với giá bán 674 USD/tấn. Đây là mức giá cao trong số các nước xuất khẩu gạo.

Đơn hàng sẽ được thực hiện trong tháng 7/2023. Trước đó, cũng tại thị trường này, công ty vừa giao xong đơn hàng 11.347 tấn gạo.

Theo ông Nguyễn Phước Nam, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của công ty và doanh nghiệp ngành lúa gạo tiếp tục tăng trưởng tốt do thời tiết ở nhiều quốc gia châu Á khắc nghiệt; tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc khiến nguồn cung gạo bị thiếu hụt.

Nhìn nhận về thị trường xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng - cho biết, Việt Nam đang có nhiều cơ hội khi sản lượng gạo của Ấn Độ và Thái Lan bị ảnh hưởng vì El Nino khiến năng suất giảm. Trong khi đó, chiến sự Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực trên toàn cầu tăng.

Theo ông Đôn, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều nhận đơn hàng dồn dập trong nhiều tháng qua nhưng nguồn cung gạo trong nước không đáp ứng đủ. "Các doanh nghiệp gần như vét sạch kho để xuất khẩu. Giờ chờ thu mua lúa gạo vụ mới thì mới có hàng giao tiếp", ông Nguyễn Văn Đôn nói.

Nhu cầu nhập khẩu gạo ở mức cao khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục được đẩy lên. Tuần trước, giá gạo từ các nguồn cung chính ở châu Á liên tục "nhảy múa". Nửa đầu tuần, giá gạo Việt Nam và Thái Lan đã điều chỉnh 2-3 lần với tổng mức tăng khoảng 10 USD/tấn với gạo 5% tấm, hiện đứng ở mức 513 USD/tấn. Đến nửa cuối tuần, gạo cùng phẩm cấp từ Ấn Độ và Pakistan cũng liên tục điều chỉnh với tổng mức tăng lên tới 25 - 30 USD/tấn; đạt 493 - 520 USD/tấn.

Thực tế từ đầu năm đến nay, giá gạo trên thị trường thế giới "sốt" hết đợt này đến đợt khác do thông tin thời tiết bất lợi liên tục được cập nhật. Việc này dẫn tới tâm lý tích trữ gạo ở nhiều quốc gia.

Nhìn vào hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng qua, có thể thấy ngay từ đầu năm nhiều khách hàng truyền thống như Philippines hay Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Malaysia tăng lượng gạo nhập khẩu. Một khách hàng lớn khác là Indonesia cũng quay trở lại nhập khẩu một lượng lớn, sau một thời gian cố gắng tự chủ.

Không chỉ khách hàng lớn mà khách mua cũng tăng mạnh từ khắp nơi trên thế giới. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 5, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Đài Loan tăng 142%, Senegal tăng 11 lần, Chile tăng 4,1 lần, Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 16 lần, hay ngay cả các nước châu Âu như Ba Lan tăng 117%, Bỉ tăng 165%, Tây Ban Nha tăng 307%...

Tiếp tục thuận lợi

Nhận định từ các chuyên gia, xuất khẩu gạo 2 quý cuối năm sẽ tiếp tục thuận lợi nhờ nhu cầu gạo còn tăng nhẹ có thể do cung ứng các nguồn lương thực khác hạn chế. Những thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở những nước khu vực Trung Đông tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao khi người tiêu dùng đang rất ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam..

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương Tô Ngọc Sơn đánh giá, nhu cầu nhập khẩu gạo tại thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng đang tạo cơ hội để ngành gạo tăng tốc xuất khẩu. Đặc biệt, cả Indonesia và châu Phi đều công bố lượng nhập khẩu tăng đáng kể so với năm trước, bảo đảm dự trữ lương thực quốc gia.

Đơn cử, Indonesia đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn nhằm bảo đảm an ninh lương thực. Tương tự, để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hiện nay, nguồn cung gạo thế giới khan hiếm trong khi nhu cầu tiêu thụ rất cao, từ tất cả các thị trường. Ước tính, nhu cầu của khách hàng đối với gạo Việt Nam tăng thêm ít nhất hơn 1 triệu tấn trong năm 2023, so với mức trung bình các năm. Chính vì vậy, tình hình thị trường từ nay đến cuối năm vẫn rất khả quan.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng đến cuối năm nay do lượng gạo tiêu thụ trên thế giới tăng cao kỷ lục trong năm 2023 - 2024, trong khi sản lượng sản xuất và tồn kho gạo toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. “Dự kiến năm 2023, sản lượng lúa toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đạt hơn 24 triệu tấn. Đây sẽ là nguồn cung gạo hàng hóa lớn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu", báo cáo khẳng định.

Nhằm thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo, mới đây, Thủ tướng ban hành Công điện số 610/CĐ-TTg. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường, sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam/VietNam rice; xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo. Cùng với đó, Bộ cần tận dụng tiến trình rà soát các Hiệp định thương mại để đề nghị các đối tác mở cửa thêm, gia tăng hạn ngạch cho Việt Nam.

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

05-07-2023 09:35

country
Bội thu đơn hàng, xuất khẩu rau quả sẽ cán mốc 5 tỷ USD trong năm 2023

Gần 2,8 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sau 6 tháng đầu năm. Với việc đơn hàng tấp nập, dự báo xuất khẩu rau quả năm 2023 sẽ cán mốc 5 tỉ USD.

Bội thu đơn hàng

Tấp nập chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vina T&T Group, cho biết: Hiện Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua nhiều loại trái cây Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng. Những ngày này, doanh nghiệp đều đặn đóng hàng để xuất sang Trung Quốc. Năm nay, doanh nghiệp đã kýp được hợp đồng xuất khẩu 1.500 container (mỗi container 15 tấn) sầu riêng cho đối tác Trung Quốc. Đến thời điểm này, doanh nghiệp đã trả được khoảng 30% đơn hàng.

“Sầu riêng thu hoạch theo lứa nên nếu chín rộ sẽ xuất đi nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, thời điểm này đang không đủ hàng trả đơn cho đối tác”, ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Ngoài Trung Quốc, xuất khẩu rau quả sang các thị trường khác như Mỹ, Úc và EU đều ghi nhận mức tăng từ 5-10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự, Công ty CP Ameii Việt Nam cũng đang tất bật chuyển bị các đơn hàng vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản, Đức, Anh, Trung Đông,... Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam cho biết, tại thị trường Nhật Bản, năm nay, doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu lượng vải thiều tăng khoảng 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, sầu riêng xuất sang Nhật cũng tăng trưởng tốt.

Không chỉ xuất khẩu quả vải thiều sang các thị trường truyền thống, thời gian qua nhiều doanh nghiệp còn khai mở thêm các thị trường như Anh, Mỹ. Quả vải thiều, vải thiều không hạt của Việt Nam lên quầy kệ siêu thị Anh được bán với giá 400.000-800.000 đồng/kg.

Trong khi đó, lô hàng vải thiều tươi của Việt Nam cũng được triển khai bán đồng loạt tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn nhất trong tháng 6/2023 như Hong Kong, Tân Bình, Việt Hoa, Linda’s Tropical Fruits, Ca Mau,…

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 có nhiều khởi sắc. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm đạt trị giá gần 2,8 tỉ USD, tăng mạnh 64% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong tháng 6/2023, xuất khẩu của ngành rau quả ước tính đem về gần 950 triệu USD, tăng 2,6 lần so với tháng 6/2022. Kết quả xuất khẩu của tháng 6 đã bỏ xa con số đã từng là kỷ lục trong tháng 5 với gần 560 triệu USD. Trong các mặt hàng, sầu riêng tăng trưởng mạnh nhất, sau đó là thanh long, chuối, xoài, mít… Ngoài ra còn có dưa hấu, vải thiều.

Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu số 1. Nửa đầu năm, thị trường Trung Quốc chiếm gần 59% thị phần, thứ hai là Mỹ, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Đài Loan…

Sẽ cán mốc 5 tỷ USD

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu rau quả trở thành điểm sáng của ngành nông nghiệp khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có xu hướng tăng trưởng tốt. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bùng nổ đơn hàng.

"Nếu chúng ta được cấp thêm mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, hạn ngạch xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt khoảng 400-500 ngàn tấn thì năm nay loại quả này có thể thu về khoảng 1,5 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên chia sẻ.

Với mặt hàng thanh long, ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Long An nhìn nhận, xuất khẩu thanh long thuận lợi hơn những năm trước rất nhiều nhờ Trung Quốc “ăn hàng” mạnh. Nguyên nhân là do sản lượng thanh long của Trung Quốc đang sụt giảm do hạn hán nên họ nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

“Mặt hàng thanh long có thể lấy lại vị thế trái cây tỉ USD. Từ cuối năm ngoái đến nay, giá bán thanh long luôn cao hơn giá thành, nông dân có lãi. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, nông dân lãi khoảng 400 triệu đồng/ha/năm”, ông Nguyễn Quốc Trịnh thông tin.

Ngoài ra, mặt hàng chuối, năm ngoái xuất khẩu chỉ đạt 311 triệu USD thì năm nay, xu hướng xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... tăng mạnh. Do vậy, xuất khẩu chuối dự kiến thu khoảng 700-800 triệu USD.

Đánh giá về dư địa xuất khẩu trong nửa 6 tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, hiện nhiều loại trái cây Việt Nam bước vào vụ thu hoạch và có đặc tính rải vụ nên xuất khẩu rau quả năm nay được đánh giá còn nhiều dư địa.

Theo thống kê, trong quý 2/2023, sản lượng trái cây cả nước ước đạt trên 2,6 triệu tấn. Trong đó, chuối khoảng 460 nghìn tấn, xoài 350 nghìn tấn, sầu riêng 300 nghìn tấn, thanh long 250 nghìn tấn, vải thiều 330 nghìn tấn, dứa 217 nghìn tấn, nhãn 110 nghìn tấn, cam 180 nghìn tấn... Dự báo, trong quý 3 - 4/2023 sẽ có gần 7,6 triệu tấn các loại trái cây chính cần tiêu thụ như: xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, vải, nhãn, sầu riêng, mít, bơ... Như vậy, có thể thấy, nguồn cung trái cây đang và sẽ rất dồi dào, đáp ứng tốt các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

“Xuất khẩu rau quả đã đạt gần 3 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023. Trong khi chúng ta còn nguồn sầu riêng rất lớn tại Tây Nguyên khi một tháng nữa mới ra trái, mùa vụ kéo dài đến cuối năm. Như vậy, với đà tăng trưởng này, dự báo nửa cuối năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ cán mốc 5 tỷ USD. Con số này gần như trong tầm tay”, ông Đặng Phúc Nguyên khẳng định.

Source : Báo công thương

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

26-06-2023 16:36

country
Doanh nghiệp ngành gỗ tìm công nghệ phù hợp để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD

Trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu nhỏ, thời gian giao hàng nhanh buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm công nghệ phù hợp.

Đã có tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 5 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 4,96 tỷ USD, giảm tới 29,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,374 tỷ USD, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu vẫn đang đứng ở mức cao, chi tiêu các nhân bị thắt chặt, thị trường bất động sản trầm lắng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sức tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu trong năm 2023.

Một số doanh nghiệp ngành gỗ cho biết trong bối cảnh đầy khó khăn thì các đơn hàng đã bắt đầu có trở lại, tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp trong ngành.

"Số lượng đơn hàng không còn lớn như trước đây và thời gian giao hàng bị rút ngắn từ 70 - 90 ngày xuống còn 45 - 60 ngày. Các yêu cầu mới về đơn hàng đòi hỏi cần phải đầu tư máy móc có tính đa năng hơn thì mới đáp ứng được”, ông Nguyễn Phương - Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành chia sẻ.

Tương tự, theo đại điện một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tới thị trường Hoa Kỳ, trước đây, khách hàng thường đặt đơn cho cả năm (tức 1 năm 1 đơn hàng lớn), tuy nhiên năm nay họ chia nhỏ đơn hàng theo quý hoặc 6 tháng. Đơn hàng nhỏ, theo quý đồng nghĩa sẽ hẹp hơn về quy mô, khó cho nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn. Nhưng với các doanh nghiệp tư nhân, tính năng động tốt thì có thể thích ứng được.

Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhất

Hiện Việt Nam có khoảng hơn 5.400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt tại thị trường của hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Con số ấn tượng trên giúp Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển.

Nếu từ giai đoạn trước đến năm 2010, việc sản xuất đã phần áp dụng các thiết bị bán tự động, thì từ năm 2010 đến nay, các doanh nghiệp đã có sự đổi mới về việc sử dụng các thiết bị tự động hóa, CNC, máy Lazer, robot vào các vấn đề cắt gỗ, xử lý mặt cắt tinh xảo…, một số nhà máy còn đưa công nghệ thông tin vào việc quản trị, vận hành.

Tuy nhiên, vấn đề năng lực cạnh tranh, câu chuyện về đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của thị trường và khách hàng vẫn đang là những thách thức đặt ra cho ngành hàng này.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Đại Phúc Vinh - đánh giá, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt đang mất dần sự cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế. Nguyên nhân, ở Việt Nam, ngành gỗ vẫn đang phải sử dụng nhiều nhân công, quy trình sản xuất còn rườm rà, cồng kềnh làm gia tăng chi phí sản xuất. Vấn đề này cho thấy các doanh nghiệp cần có sự đầu tư về công nghệ để rút gọn công đoạn sản xuất.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) - nhận định, trong bối cảnh nhu cầu thị trường thế giới đang giảm sâu, đồng thời, còn và đặt ra yêu cầu đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, trong khi ngành gỗ Việt Nam vẫn đang ở tình trạng chi phí nhân công cao, tiêu phí nguyên vật liệu nhiều, đòi hỏi ngành gỗ, phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, giải pháp về công nghệ là hết sức quan trọng.

Cũng theo ông Đỗ Xuân Lập, từ ngày 9 - 12/8 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo Bình Dương, sẽ diễn ra Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023 (BIFA WOOD VIETNAM 2023). Quy tụ hơn 100 doanh nghiệp với quy mô gần 800 gian hàng trưng bày máy móc, thiết bị công nghiệp về chế biến gỗ của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp lựa chọn tại chỗ nhiều sản phẩm máy móc thiết bị mới, tiên tiến với công nghệ cập nhật theo hướng tự động hóa để tạo nên một dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm tăng tối đa năng suất lao động.

“Hội chợ sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành gặp nhau, trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh mà sâu xa hơn nữa, là tạo ra chuỗi liên kết dọc trong ngành từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, phụ kiện; cung cấp máy móc, công nghê, đến các nhà sản xuất, thương mai”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Ông Nguyễn Liêm – Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) – nhận định, xu hướng của thế giới là kinh tế sạch, xanh, tuần hoàn và ngành gỗ không thể đi ngoài quy luật này. Ngành gỗ Bình Dương đang hướng tới mục tiêu, ứng dụng công nghệ để giảm thiểu phát thải, nâng cao chất lượng, tiết kiệm nguyên liệu.

“BIFA WOOD VIETNAM 2023 là dịp để giới chuyên môn, doanh nghiệp, người tiêu dùng trực tiếp đánh giá, lựa chọn tại chỗ các sản phẩm máy móc thiết bị tiên tiến theo hướng tự động hoá của nhiều nhà sản xuất uy tín đến từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…”, ông Nguyễn Liêm nói.

Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế;…

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động xúc tiến giao thương tìn kiếm thị trường mới,… thì việc đẩy mạnh đầu tư liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là việc cần phải làm lúc này. Đổi mới và nâng cao công nghệ cũng nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về xuất khẩu gỗ đạt 20 tỷ USD đến năm 2025.

Source : Báo Công Thương

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

19-06-2023 16:15

country
Xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc

Chỉ trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,62 triệu tấn, là mặt hàng hiếm hoi có kim ngạch xuất khẩu tăng trong bối cảnh khó khăn chung.

Xuất khẩu gạo tăng cả lượng và giá

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 3,62 triệu tấn, tăng khá cao so với cùng kỳ nhiều năm trước (cùng kỳ năm 2022 là 2,767 triệu tấn, năm 2021 là 2,591 triệu tấn, năm 2019 là 2,756 triệu tấn, năm 2018 là 2,945 triệu tấn...).

Đơn giá xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay tăng khá so với cùng kỳ nhiều năm trước, đạt 529,4 USD/tấn (năm 2022 là 489 USD/tấn, năm 2019 là 429,1 USD, năm 2018 là 505,1 USD). Đơn giá tăng có nguyên nhân là nhu cầu của thế giới tăng trong khi cuộc chiến Nga - Ukraina làm giá lương thực đắt lên, có nguyên nhân là cơ cấu chất lượng gạo của Việt Nam được cải thiện...

Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt quy mô cao nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm (1,906 tỷ USD so với 1,353 tỷ USD của năm 2022, 1,406 tỷ USD của năm 2021, 1,185 tỷ USD của năm 2019, 1,488 tỷ USD của năm 2018...). Mức tăng so với cùng kỳ của 5 tháng này cao hiếm thấy (lên đến 563 triệu USD) do lượng tăng, giá tăng, cơ cấu gạo có chất lượng cao hơn.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết, vào tháng 4 vừa qua, Công ty cũng đã trúng thầu xuất khẩu 11.347 tấn gạo lức hạt dài sang thị trường Hàn Quốc với giá khá tốt, gần 600 USD/tấn.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, công ty đã xuất khẩu hơn 5.000 tấn gạo sang thị trường châu Âu; khoảng 32.000 tấn gạo sang Hàn Quốc; ngoài ra còn xuất khẩu vào các thị trường như: Trung Đông, Malaysia, Trung Quốc…

Gạo xuất khẩu vào châu Âu là các loại gạo thơm với mức giá cao nhất là 1.250 USD/tấn, thấp nhất là 700 USD/tấn. Tại thị trường Hàn Quốc, giá xuất khẩu cũng đạt tới 595 USD/tấn. Đây là mức giá khá cao trong những năm gần đây.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện giá nhiều loại gạo của Việt Nam vẫn duy trì mức cao hơn Thái Lan, Ấn Độ. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam những tuần đầu tháng 6/2023 đạt khoảng 498 USD/tấn, trong khi giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ lần lượt là 492 USD/tấn và 453 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam cũng ghi nhận mức giá 478 USD/tấn, cao hơn Thái Lan khoảng 10 USD/tấn, cao hơn Ấn Độ khoảng 50 USD/tấn.

Đáng chú ý là trong khi giá gạo Việt Nam thường ổn định ở mức cao thì giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ thường có sự trồi sụt theo ngày. Như vậy phần nào có thể thấy, giá của gạo Việt Nam tăng cao ổn định thời gian qua một phần là do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng, nhưng phần khác cũng khẳng định chất lượng, uy tín hạt gạo Việt Nam đang được khẳng định ngày càng rõ nét ở nhiều phân khúc hàng hóa khác nhau.

Dự kiến năm 2023, sản lượng lúa toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn đạt khoảng hơn 24 triệu tấn. Đây sẽ là nguồn cung gạo hàng hóa lớn cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Tạo điều kiện cho xuất khẩu gạo

Nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gạo, mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 583/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 (Chiến lược).

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược nhằm phát triển đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng, các thị trường đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA); gia tăng thị phần gạo Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường các nước phát triển.

Gắn thị trường xuất khẩu với sản xuất trong nước theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm gạo xuất khẩu; tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam và các mặt hàng chế biến từ gạo vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; xuất khẩu gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo có chất lượng và giá trị cao, nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu bền vững, khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể là tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD, giảm khối lượng nên nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023-2025 giảm khoảng 2,4% và giai đoạn 2026-2030 giảm khoảng 3,6%.

Trong giai đoạn 2023-2025, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 15%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 20%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 40%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 5%; phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 20%.

Trong giai đoạn 2026-2030, tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chiếm không quá 10%; gạo trắng phẩm cấp cao chiếm khoảng 15%; gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản chiếm khoảng 45%; gạo nếp chiếm khoảng 20%; các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo chiếm khoảng 10%; phấn đấu tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu trên 40%.

Đặc biệt, phấn đấu đạt khoảng 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice vào năm 2030. Đây là chìa khoá gia tăng giá trị xuất khẩu cho hạt gạo.

Về phía các bộ ngành, để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đang phối hợp các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hoàn thiện, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo để hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế điều hành, thúc đẩy xuất khẩu.

Song song đó, triển khai tuyên truyền, phổ biến thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xuất khẩu gạo sang các thị trường; nhất là trong bối cảnh xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của thương nhân để am hiểu đầy đủ, rõ ràng đặc biệt các quy định của Hiệp định thương mại tự do về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, truy xuất nguồn gốc...

Source : Báo Công Thương

ADDICON LOGISTICS MANAGEMENT (VN) CO., LTD Company verify by Phaata

14-06-2023 11:41

country
Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU kiểm soát an toàn thực phẩm

Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm.

Ngày 13/6, Bộ Công Thương có văn bản số 3648/BCT-KHCN gửi các doanh nghiệp xuất khẩu mì sang EU về việc quy định mới của EU về an toàn thực phẩm.

Với nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương và doanh nghiệp xuất khẩu các loại mì, bún, miến, phở dạng khô có gia vị (sau đât viết tắt là mỳ ăn liền) sang EU trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, ngày 7/6/2023, EU đã đăng công báo Quy định (EU) 2023/1110 ký ngày 6/6/2023 sửa đổi Quy định 2019/1973 về các biện pháp khẩn cấp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU.

Theo đó, EU đã chính thức đưa mì ăn liền của Việt Nam từ Phụ lục II (kiểm soát bằng chứng thư an toàn thực phẩm và kiểm soát tại cửa khẩu) sang phụ lục I với tần suất kiểm tra tại Biên giới là 20%.

Theo Quy định 2023/1110, kể từ ngày 27/6/2023, các mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu từ Việt Nam sẽ không bị bắt buộc phải đi kèm giấy kiểm định an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Tuy nhiên, việc EU vẫn duy trì kiểm soát tại cửa khẩu với tần suất 20% đòi hỏi Việt Nam luôn phải duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền.

Nếu trong 6 tháng cuối năm 2023, mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu vào EU vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì lộ trình tiếp theo của EU sẽ tăng giám sát lên mức 50% tại cửa khẩu và sau đó đưa quay lại phụ lục II và quá trình thuyết phục EU đưa lại phụ lục I là khó khăn hơn rất nhiều.

Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị sản xuất và xuất khẩu mì ăn liền sang EU tiếp tục duy trì tốt công tác kiểm soát an toàn thực phẩm đối với mì ăn liền như trong thời gian qua, các đơn vị cần nâng cao nhận thức và năng lực trong việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát tốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm trong quy trình sản xuất mì ăn liền

Cảng đi / Cảng đến

Loại container

Ngày khởi hành

Thời gian vận chuyển

Phụ phí

Cước vận chuyển

Tổng chi phí

Thời hạn giá

Ho Chi Minh (Cat Lai)
Taichung
Ho Chi Minh (Cat Lai), Ho Chi Minh, Vietnam
Taichung, Taichung, Taiwan
20'GP Thứ 4/ Thứ 7 7 Ngày
Đi thẳng
4.142.250₫
Chi tiết
THC 2.958.750₫ / Cont
BILL 946.800₫ / Cont
SEAL 236.700₫ / Cont
2.840.400₫ 6.982.650₫ 30-06-2023
Ho Chi Minh (Cat Lai)
Taichung
Ho Chi Minh (Cat Lai), Ho Chi Minh, Vietnam
Taichung, Taichung, Taiwan
40'GP Thứ 4/ Thứ 7 7 Ngày
Đi thẳng
5.562.450₫
Chi tiết
THC 4.378.950₫ / Cont
BILL 946.800₫ / Cont
SEAL 236.700₫ / Cont
4.734.000₫ 10.296.450₫ 30-06-2023
Ho Chi Minh (Cat Lai)
Taichung
Ho Chi Minh (Cat Lai), Ho Chi Minh, Vietnam
Taichung, Taichung, Taiwan
40'HQ Thứ 4/ Thứ 7 7 Ngày
Đi thẳng
5.562.450₫
Chi tiết
THC 4.378.950₫ / Cont
BILL 946.800₫ / Cont
SEAL 236.700₫ / Cont
4.734.000₫ 10.296.450₫ 30-06-2023
  • Liên hệ
  • Chat ngay
  • Chia sẻ
  • 1.447 Lượt xem