Dù chi phí vận hành tăng, nhưng công suất bị giới hạn mới là lý do các hãng tàu tăng giá cước
Theo ý kiến của hãng tư vấn hàng hải Drewry, chi phí vận hành tàu biển của các hãng tàu đã tăng 4,5% vào năm 2020, nhưng công suất bị giới hạn trên các tuyến xuyên đại dương mới là lý do các hãng tàu tăng giá cước trong thời gian qua.
Chi phí vận hành tàu biển của các hãng tàu đã tăng 4,5% vào năm 2020
Tóm tắt:
- Theo ước tính của hãng tư vấn hàng hải Drewry, chi phí vận hành tàu biển của các hãng tàu đã tăng 4,5% trong năm 2020. Dữ liệu lấy từ hơn 47 loại tàu vận chuyển khác nhau.
- Phí bảo hiểm và các loại chi phí liên quan đến Covid-19 tăng cao đang góp phần làm tăng tổng chi phí vận hành, Drewry chia sẻ trong một thông cáo.
- Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đã kéo giảm chi phí vận hành trong vài tháng đầu năm 2020, với việc nhiều công ty phải đóng bớt cơ sở sản xuất. "Tuy nhiên, chi phí đã tăng vọt trong nửa cuối năm 2020 khi các cơ sở mở cửa trở lại, giải phóng nhu cầu bị dồn nén, trong khi chi phí nhân sự hàng hải lại leo thang do các thỏa thuận hồi hương của thủy thủ đoàn bị gián đoạn" - theo Martin Dixon, giám đốc hãng nghiên cứu Drewry.
Các chủ hàng sử dụng dịch vụ vận tải trong 8 tháng qua dễ dàng nắm được thông tin về việc tăng chi phí vận hành của tàu vận chuyển, và họ sẽ suy luận rằng đó là nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá cước vận tải, đặc biệt là mức tăng gấp đôi trên tuyến vận tải xuyên Thái Bình Dương trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 năm nay.
Nhưng trên thực tế lại không phải vậy, Dixon khẳng định trong một cuộc phỏng vấn.
Mức cước vận tải ngày một tăng cao là do nhu cầu vận chuyển. Các hãng tàu trên thực tế đã tăng công suất lên cao hơn so với nhu cầu thị trường vào năm 2019, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng. Vì vậy, mức cước vận tải bắt đầu tăng.
Hiện nay, phí vận chuyển duy nhất được chuyển trực tiếp cho chủ hàng là phí nhiên liệu. Chủ hàng luôn trả phí nhiên liệu gắn liền với hàng hóa được vận chuyển. Một khi giá nhiên liệu tăng, Các hãng tàu sẽ chuyển mức chênh lệch ngay cho các chủ hàng. Nhưng không có cơ chế tương tự nào cho các khoản chi phí gia tăng gần đây.
Theo Dixon, tần suất bão ngày một gia tăng và thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt hơn do hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu, đã làm tăng phí bảo hiểm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào sở hữu nhà xưởng, bất động sản.
Chi phí bảo hiểm đã tăng "một phần là do nhiều tổ chức bảo hiểm đang làm ăn thua lỗ", đồng thời lưu ý rằng yêu cầu bồi thường tăng cao đang làm khó thị trường bảo hiểm và ảnh hưởng đến các hãng tàu.
Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh hơn so với mức tăng phí bảo hiểm của các hãng tàu. Đại dịch đã dẫn đến việc các thuyền viên không thể hồi hương và các thủy thủ trên tàu, những người thường chỉ ở trên tàu ba tháng, hiện đã công tác suốt hơn một năm.
Drewry cho hay: “Thuyền viên luôn được trả lương cao để bù đắp cho thời gian đi biển kéo dài”, đồng thời cho biết rằng việc xét nghiệm Covid-19 trên tàu cũng góp phần làm tăng chi phí. Drewry ước tính chi phí nhân công trung bình đã tăng "ít nhất 5%" do hậu quả của Covid-19.
Nhưng chi phí trên đã không ảnh hưởng đến các hãng tàu, vốn đang hưởng lợi ích từ chi phí nhiên liệu thấp và giá cước ngày một tăng cao hơn.
Dixon nhấn mạnh về các hãng tàu: “Lợi nhuận của họ đang ở mức rất cao."
Theo Dixon, "Các chủ hàng đang nhận thấy mức cước trên hợp đồng dài hạn của họ tăng lên, điều này liên quan nhiều đến mức cước giao ngay trên thị trường."
Thay vào đó, các chủ hàng nên tập trung vào công suất vận chuyển đang được cung cấp ra thị trường, và nó đang ảnh hưởng như thế nào, thay vì chi phí vận hành tàu biển tăng cao.
Dixon nói: “Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa [chi phí vận hành tàu] và mức cước vận tải mà chủ hàng phải trả, nhưng rõ ràng là chúng tác động ở đâu đó. Nhưng trong thị trường hiện tại, và cách thị trường đang ảnh hưởng đến giá cước, đó là một vấn đề nhỏ đối với các chủ hàng."
Phaata (Theo Matt Leonard / SupplychainDive)
Phaata.com - Nơi có nhiều lựa chọn Cước vận chuyển & Công ty Logistics nhất