Container freight rates declined

 

Khi năm 2022 sắp kết thúc, bữa tiệc dành cho các hãng vận chuyển container đã gần như kết thúc. Những lợi ích cơ hội đến từ thị trường trong thời kỳ đại dịch Covid dành cho các hãng tàu contianer đã không còn. Năm 2023 sắp tới, các hãng tàu sẽ bước vào giai đoạn nhiều khó khăn.

 

Giá cước Châu Á-Bờ Tây Bắc Mỹ trở lại bình thường

 

Chỉ số Freightos Baltic Daily Index (FBX) đã cho thấy mức giá cước Trung Quốc-Bờ Tây Bắc Mỹ ở mức 1.378 USD/FEU vào hôm thứ Hai. Chỉ số này không thay đổi kể từ ngày 23 tháng 11 và giảm 93% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 9 năm 2021.

Giá cước vận chuyển container đã kết thúc một hành trình vòng quanh kể từ khi bắt đầu bùng nổ người tiêu dùng do COVID gây ra - và hiện nay đã quay trở lại vị trí cũ vào thời điểm này trong năm 2019.

Chỉ số Drewry World Container Index (WCI) hàng tuần đã đánh giá giá cước giao ngay Thượng Hải-Los Angeles ở mức 1.992 USD/FEU tính đến thứ Năm tuần rồi. Nó gần như không thay đổi kể từ ngày 8 tháng 12. Mức giá này đã giảm 84% so với mức cao nhất vào tháng 11 năm 2021, mặc dù vẫn cao hơn 557 USD/FEU so với mức vào cuối tháng 12 năm 2019.

Cước vận chuyển container giao ngay cũng được đánh giá bởi Platts, một bộ phận của S&P Global Commodities. Theo Platts, giá cước giao ngay Bắc Á-Bờ Tây Hoa Kỳ ở mức $1.300/FEU kể từ hôm thứ Hai, thấp hơn $50/FEU so với mức giá của họ vào thời điểm này năm 2019.

 

Giá cước châu Á-Bờ Đông Hoa Kỳ tiến về mức trước đại dịch COVID

 

Giá cước giao ngay từ Châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ tăng hơn nhiều so với giá cước ở Bờ Tây trong năm nay do nhu cầu cao hơn khi các chủ hàng tìm cách tránh tình trạng bấp bênh về lao động ở Bờ Tây, đã làm gia tăng tình trạng tắc nghẽn cảng ở Bờ Đông.

Sự tắc nghẽn đó cuối cùng cũng được giải tỏa. Có 10 tàu xếp hàng ngoài khơi Savannah, Georgia, vào hôm thứ Hai, giảm từ gần 50 tàu vào so với trong Quý 3.

FBX ghi nhận giá cước giao ngay Trung Quốc-Bờ Đông Bắc Mỹ ở mức 2.905 USD/FEU vào thứ Hai, giảm 87% so với mức cao nhất vào tháng 9 năm 2021, mặc dù vẫn tăng 295 USD/FEU, tương đương 11% so với mức trước COVID. Không giống như chỉ số Bờ Tây Bắc Mỹ của FBX (chỉ số đã ổn định trong tháng này), chỉ số giá cước Bờ Đông Bắc Mỹ của FBX đã giảm 16% kể từ ngày 1 tháng 12.

Chỉ số Drewry WCI Thượng Hải-New York ở mức 3.889 USD vào thứ Năm tuần rồi, giảm 76% so với mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 9 năm 2021. Theo WCI, giá cước giao ngay trên tuyến này vẫn là 1.391 USD/FEU hoặc cao hơn 56% so với thời điểm này vào năm 2019.

 

Giá cước tuyến xuyên Đại Tây Dương vẫn cao gần gấp ba mức trước đại dịch

 

Ở các tuyến khác, giá cước vận chuyển container vẫn còn cao so với mức bình thường, trong đó có tuyến xuyên Đại Tây Dương.

FBX ghi nhận giá cước Châu Âu-Bờ Đông Bắc Mỹ là 5.693 USD/FEU vào hôm thứ Hai, cao gấp 2,9 lần so với thời điểm này năm 2019. Ghi nhận mới nhất của Drewry WCI, giá cước từ Rotterdam-New York là 6.989 USD/FEU, cũng gấp 2,9 lần mức trước đại dịch.

Theo Sea-Intelligence, tuyến này còn đang là điểm sáng còn lại đối với các hãng tàu nhưng cũng sắp bị dập tắt. Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, Alan Murphy, cho biết các hãng vận tải đang bơm “một lượng lớn công suất vào tuyến vận chuyển này.” Việc tăng công suất đó sẽ làm giảm giá cước giao ngay.

Murphy giải thích: “Từ giữa tháng 12 năm 2022, công suất hoạt động ở Bắc Âu-Bờ Đông Bắc Mỹ từ mức gần bằng với năm 2019 đã chuyển sang tăng cao hơn 20%. Và khi chúng ta bước vào giữa tháng 2 năm 2023, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa, lên 30% [cao hơn]. Công suất từ Địa Trung Hải sẽ tăng trung bình 25% so với năm 2019 vào tháng 1-tháng 2 năm 2023.”

 

Giá cước hợp đồng dài hạn được ký lại thấp hơn nhiều vào năm 2023

 

Giá cước hợp đồng dài hạn hàng năm vẫn chưa trở lại bình thường — đang đóng vai trò then chốt đối với lợi nhuận của hãng vận tải biển. Các hãng vận tải biển vận chuyển phần lớn sản lượng của họ theo giá cước hợp đồng, không phải giá cước giao ngay. Khi giá cước giao ngay giảm sẽ làm giá cước hợp đồng giảm theo, nhưng có một độ trễ.

Hầu hết các hợp đồng tuyến Á-Âu được ký lại vào ngày 1 tháng 1 và hầu hết các hợp đồng châu Á-Hoa Kỳ được ký lại vào ngày 1 tháng 5. Ngay cả trước những ngày đó, giá cước hợp đồng trung bình đã giảm do các hợp đồng được thương lượng ngoài chu kỳ thông thường cũng như các điều khoản hiện có được thương lượng lại vào giữa giai đoạn hợp đồng. Tuy nhiên, giá hợp đồng trung bình vẫn cao hơn nhiều so với mức năm 2019, giải thích cho việc phục hồi liên tục về lợi nhuận của hãng vận tải biển.

Đối với giá cước dài hạn được theo dõi bởi Xeneta. Chỉ số hợp đồng dài hạn được giữ khá ổn định trong tháng 12 sau khi giảm mạnh vào tháng 11. Giá cước hợp đồng trung bình toàn cầu của Xeneta vẫn tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng này và ghi nhận giá cước hợp đồng đối với hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ vẫn cao hơn 130%.

Giám đốc điều hành Xeneta, Patrik Berglund cho biết: “Đây thực sự chỉ là sự yên tĩnh trước cơn bão." “Khi ngày càng có nhiều hợp đồng dài hạn hết hạn vào năm mới, dự kiến [chỉ số dài hạn của Xeneta] sẽ có mức giảm hàng tháng lớn hơn nhiều."

“Tất cả các chỉ số đều cho thấy giá cước giảm đáng kể so với mức hiện nay."

Berglund nói: “Chúng ta đã chứng kiến ​​thời kỳ hoàng kim của các hãng tàu kể từ khi bắt đầu đại dịch, nhưng những ngày đó giờ đã không còn nữa."

 

Xem thêm:

 

Nguồn: Phaata.com (Theo Freight Waves)

Phaata - Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam

► Tìm Cước vận chuyển & Dịch vụ logistics tốt hơn!