Số lượng container hàng hóa bị 'rớt tàu' tại các cảng chính tăng 75% trong tháng 12/2020
Số lượng container hàng hóa bị "rớt tàu" phải nằm lại tại 20 cảng hàng đầu thế giới đã tăng 75% trong tháng 12 năm 2020 so với tháng trước đó khi các hãng vận tải phải vật lộn với sự gia tăng lớn về sản lượng và tình trạng thiếu thiết bị container rỗng, theo các nhà phân tích của Ocean Insights.
Số lượng container hàng hóa bị 'rớt tàu' tại các cảng chính tăng 75% trong tháng 12/2020
Tỷ lệ "rớt tàu" bình quân tại các cảng do Ocean Insights khảo sát đã tăng lên 37% trong tháng 12 năm 2020 và ở một số cảng đã vượt qua mốc 50%. Mức độ "rớt tàu" được tính trên cơ sở tỷ lệ phần trăm hàng hóa của một hãng vận tải rời cảng trên một con tàu khác với lịch tàu ban đầu.
Các số liệu từ Ocean Insights minh họa tác động của sự sụt giảm nhu cầu trong nửa đầu năm ngoái, sau đó là nhu cầu tăng 30% trong nửa cuối năm 2020 và sự thiếu hụt container dẫn đến việc các chủ hàng phải tranh giành thiết bị container để vận chuyển.
“Trong số 20 cảng chính trên thế giới mà Ocean Insights đối chiếu dữ liệu, đã cho thấy mức độ hàng hóa bị "rớt tàu" tăng lên 75% trong tháng 12 năm 2020 so với tháng trước đó”, Josh Brazil - COO của Ocean Insights cho biết.
“Các cảng trung chuyển lớn như Port Klang ở Malaysia và Colombo ở Sri Lanka đã ghi nhận có trên 50% lượng hàng hóa bị "rớt tàu" nằm lại cảng, với trung tâm trung chuyển lớn nhất thế giới ở Singapore và các cảng chính hàng đầu như Thượng Hải và Busan có hơn một phần ba số lượng container hàng hóa bị "rớt tàu" trong tháng trước."
Dẫn đầu là cảng Port Klang ở Malaysia với lượng hàng bị "rớt tàu" tăng 9% lên 55%, và cảng Gioia Tauro ở Ý có khoảng 62% lượng hàng hóa bị "rớt tàu" trong tháng 12. Hai cảng container lớn nhất thế giới là Thượng Hải và Singapore với tỷ lệ "rớt tàu" tăng lần lượt 7% lên 37% và 2% lên 42% trong tháng cuối cùng của năm 2020.
Tỷ lệ container hàng hóa bị "rớt tàu" tại các cảng chuyển tải năm 2020 (Nguồn: Ocean Insights)
Cảng Busan của Hàn Quốc, có lượng container hàng hóa bị rớt tàu giảm 3% trong tháng 11 năm ngoái )khi các hãng tàu tăng cường thêm các tàu vận chuyển) đã bị tăng trở lại 4% trong tháng 12 năm 2020.
“Điều này cho thấy khối lượng hàng hóa vẫn đang tăng lên trong khi việc tăng cường thêm công suất vận tải để đáp ứng nhu cầu tăng lên này dường như không có tác dụng nhiều,” Brazil giải thích.
Các hãng tàu có tỷ lệ "rớt hàng" cao nhất trong tháng 12 năm 2020, theo Ocean Insights là hãng tàu CMA CGM với 51% và hãng tàu ONE (Ocean Network Express) với 50%.
Nguồn: Phaata.com (Theo Seatrade Maritime)
Phaata.com - Nơi có nhiều lựa chọn Cước vận chuyển & Công ty Logistics nhất