Chủ hàng gặp khó khăn trong khi lợi nhuận của các hãng tàu container tăng vọt
Các nhà xuất nhập khẩu đang phải đối mặt với một thị trường vận tải container đang bế tắc do công suất vận chuyển không theo kịp với nhu cầu và giá cước vận chuyển leo thang vượt quá tầm với của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Các công ty xuất nhập khẩu đang phải đối mặt với một thị trường vận tải container đang bế tắc do công suất vận chuyển được triển khai không theo kịp với nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh được phục hồi trở lại và giá cước vận chuyển leo thang vượt quá tầm với của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), theo Đánh giá thị trường vận tải container (Container Shipping Market Review) mới nhất được tổng hợp bởi MDS Transmodal và Diễn đàn Chủ hàng Toàn cầu (Global Shippers Forum - GSF).
Đánh giá cho thấy sự gia tăng nhẹ về số lượng tàu được triển khai, điều này cho phép số lượng container được vận chuyển cao hơn trong quý 2 sau khi tạm lắng trong quý đầu của năm.
Mike Garratt, Chủ tịch MDS Transmodal, cho biết: “Lưu lượng container toàn cầu tăng trưởng trở lại trong quý 2 năm 2021 với mức kỷ lục nhưng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi như xu hướng đã đề cập 3 năm trước, khi các hãng tàu giảm tốc độ đặt đóng tàu mới”. Và ông tiếp tục chỉ ra rằng "công suất của các thỏa thuận chia sẻ tàu (liên minh) ở một số thị trường chính hiện nay đã vượt quá 40%."
Ông lưu ý: “Các chỉ số đo lường hiệu suất, bao gồm cả số lượng các cảng bị bỏ qua, tiếp tục bị so sánh kém hơn so với trước đại dịch".
Hơn nữa, James Hookham, Giám đốc Diễn đàn Chủ hàng Toàn cầu nhận xét rằng "Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đang đối mặt với sự bất cập của thị trường vận tải container, với giá cước ở mức quá cao, chỗ trên tàu phải đấu giá và chất lượng dịch vụ không như ý muốn. Đây là viễn cảnh nghiệt ngã cho mùa cao điểm sắp tới."
Đây là quý mà tác động của việc tàu Ever Given mắc cạn làm tắc nghẽn Kênh đào Suez đã được cảm nhận, nhưng ảnh hưởng không thể nhận thấy rõ ràng trong một bức tranh toàn cầu về giá cước tăng, dịch vụ và số chuyến tàu giảm.
"Điều mà không một số liệu đo lường nào của ngành cho thấy là số lượng lớn các lô hàng không được vận chuyển - các container hàng hóa bị bỏ lại trên cầu cảng, xếp chồng lên nhau trong cảng hoặc dự trữ trong các kho hàng xuất khẩu để chờ chỗ", Hookham nhấn mạnh.
Trong khi đó, lợi nhuận của các hãng vận tải đã tăng vọt và việc đánh giá cho thấy lợi nhuận bình quân trên mỗi container được vận chuyển liên tục tăng so với chi phí vận chuyển container đó - hầu như không thay đổi trong suốt 18 tháng qua. Trên toàn cầu, các hãng vận tải đang kiếm được lợi nhuận cao hơn hai lần trên mỗi container so với thời điểm bắt đầu đại dịch.
Xem thêm:
- CMA CGM công bố báo cáo tài chính quý 2 với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh
- Hapag-Lloyd tăng lợi nhuận gần gấp 10 lần trong 6 tháng đầu năm
Nguồn: Phaata.com (Theo Container-News)
Phaata.com - Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam
► Nơi kết nối Chủ hàng & Công ty logistics nhanh nhất!