Tác động kinh tế của việc cách ly vi-rút Corona của Trung Quốc đang được cảm nhận trên toàn cầu, đến các nhà xuất khẩu, khai khoáng và tất cả các nhà sản xuất khác từ than đá, gỗ đến thịt và trái cây đều phải đối mặt với sự trì hoãn và hủy bỏ lô hàng.

Là quốc gia đông dân nhất và là công xưởng sản xuất đối với hầu hết các hàng hóa trên thế giới, Trung Quốc cũng là nhà tiêu dùng lớn nhất lớn nhất toàn cầu đối với rất loại nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và thực phẩm.

Thế nhưng sự kết hợp của một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và sự lây lan nhanh chóng của virus Corona (đã giết chết hơn 420 người) và hạn chế sự đi lại của hàng triệu người đã gây nhiễu các chuỗi logistics trong và ngoài nước.

Điều đó đã tạo ra các dự phòng cho dòng cung ứng đến New Zealand, Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Tuy nhiên, hiện nay sự ảnh hưởng rõ rệt hơn đối với các mặt hàng nhỏ hơn như thực phẩm và lâm sản - các mặt hàng khối lượng lớn như quặng sắt, nhiên liệu và than đá đang tự động dỡ xuống và chuyển vào kho không bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng đã bị gián đoạn, dẫn đến các vấn đề về chuỗi cung ứng khác. Hyundai Motor cho biết họ sẽ dừng sản xuất tại Hàn Quốc, cơ sở sản xuất lớn nhất của họ, vì thiếu phụ tùng từ Trung quốc đại lục.

Tại cảng Eastland của Gistern trên bờ biển phía đông của Đảo Bắc ở New Zealand, xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc - là nguồn doanh thu chính của cảng - đã bị tạm dừng cho đến khi có thông báo mới, và các nhân viên lâm nghiệp trên khắp New Zealand được cho về nhà. Cảng là đơn vị xuất khẩu gỗ lớn thứ hai của đất nước.

Trung Quốc hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của New Zealand, một nửa thu nhập gỗ hàng năm kiếm được từ nước này.

"Ngành công nghiệp đang lảo đảo một chút, như bạn đã nhìn thấy" Prue Younger, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà thầu công nghiệp và lâm nghiệp cho biết.

Doanh thu tôm hùm hàng năm của New Zealand là 300 triệu đô la cho thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Giá của loại tôm hùm đá địa phương đã giảm gần một nửa khi các nhà xuất khẩu tìm cách giảm hàng tồn kho và ngư dân đã giảm việc đánh bắt, những thương nhân cho biết.

"Đối với các nhà xuất khẩu New Zealand, thời điểm này là không may vì đây là thời kỳ cao điểm cho nhu cầu và giá tốt trong dịp Tết", giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp Tôm hùm đá New Zealand - Mark Edwards nói với cổng thông tin Stuff.

 

Tình trạng thiếu lao động

 

Các cảng bị tắc nghẽn cảng là ảnh hưởng của việc đóng cửa cách ly nhiều thành phố nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus đang ngăn cản mọi người đi làm trở lại.

Điều đó cũng dẫn đến việc giảm nhân sự cho tất cả các bộ phận chức năng cần thiết tại các cảng nhập cảnh, chẳng hạn như nhân viên hải quan và nhân viên kiểm tra và xử lý hàng hóa.

Cũng có báo cáo về sự thiếu hụt hoa tiêu cho tàu lai dắt, có nghĩa là các tàu lớn hiện phải mất nhiều thời gian hơn bình thường để cập cảng tại một số cảng.

Các quan chức tại một số cảng lớn hơn cho biết họ đã có thể duy trì hoạt động bình thường nhưng ở các cảng nhỏ hơn đang gặp khó khăn.

"Cảng và bến cảng của chúng tôi đang hoạt động bình thường. Nhưng vấn đề thực sự bây giờ là các cảng tiếp nhận ở hạ lưu, xung quanh Thượng Hải và Ninh Ba", một giám đốc logistics tại cảng Yingkou ở tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc - một trung tâm tập kết chính của quặng sắt và than đá.

"Những gì chúng tôi nghe được từ báo cáo của họ là họ không có đủ người lái xe tải và thuyền để chuyển hàng hóa ra khỏi cảng bằng đường bộ và đường sông. Vì vậy, họ đang bị tắc nghẽn và muốn chúng tôi chuyển tàu bè đến cho họ."

Người quản lý của một công ty logistics trực thuộc nhà nước ở Ninh Ba nói rằng thời gian chờ đợi đã tăng lên "ít nhất bốn ngày" để dỡ hàng xà lan trên sông do tình trạng thiếu nhân sự.

Nhưng một vấn đề thậm chí còn lớn hơn, theo ông, là nhu cầu hạ lưu yếu do sự mở rộng cách ly.

"Các thương nhân có nghĩa vụ phải lấy hàng hóa của họ và bán cho người dùng ở hạ lưu, nhưng ngay bây giờ họ không thể bán cho bất kỳ ai. Vì vậy, họ chỉ dự trữ tại các cảng, gây ra giảm chỗ lưu trữ cho hàng hóa đang đến."

"Lấy cảng của chúng tôi làm ví dụ, đối với những chiếc tàu nhỏ chở hàng khô, chưa đến 200.000 tấn, bạn phải đợi 2 ngày để vào và dỡ hàng. Nhưng đối với những chiếc tàu lớn hơn, bạn phải chờ lâu hơn", ông nói.

 

Lưu ý cho nhà xuất khẩu

 

Các ảnh hưởng của sự chậm trễ này đang bắt đầu được cảm nhận càng ngày càng tăng.

Các nhà xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp của Hoa Kỳ cho biết một số lô hàng container có thể bị chậm trễ do không chắc chắn về việc gia hạn thời gian cho lưu bãi, hoặc các khoản phí người mua hàng phải chịu do sự chậm trễ giao hàng.

Khoảng 20 cảng lớn và hai hãng vận tải nội địa trên khắp Trung Quốc đã giảm hoặc bỏ phí vận chuyển và phí lưu container / lưu bãi đối với các lô hàng container, hàng rời và hàng dầu cho đến ngày 9 tháng 2 để cố gắng duy trì dòng hàng hóa ra thị trường.

Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu với thời gian hành trình kéo dài hàng tuần tới Trung Quốc vẫn lo ngại về khả năng chậm trễ kéo dài một khi hàng hóa của họ đến, đặc biệt là thực phẩm có thể bị hỏng nếu bị giữ lại.

"Các hãng vận tải đã kéo dài thời gian gia hạn đến ngày 9 tháng 2, nhưng ngoài ra, các chủ hàng có thể phải đối mặt với các mức phạt nặng", giám đốc điều hành Peter Friedmann tại Liên minh Vận tải Nông nghiệp, một cơ quan có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Ông nói thêm rằng phí lưu bãi đối với các container hàng lạnh - được sử dụng để vận chuyển cá, thịt và trái cây - có thể lên tới 350 đô la Mỹ mỗi container mỗi ngày, có khả năng dẫn đến tổn thất nặng nề đối với các lô hàng có mức lợi nhuận thấp nếu việc chậm trễ bị kéo dài.

 

Theo Marinelink (Phaata.com lược dịch)