Trước kia, các gói dịch vụ chỉ giới hạn trong phạm vi như: đóng gói và niêm phong sản phẩm bằng bao bì chuyên biệt, xây dựng trình hiển thị sản phẩm, tấm kê hàng, khả năng cung cấp giá trị tăng thêm bao gồm tất cả mọi thứ từ khắc chữ và thêu dệt cho đến cấu hình các bộ kit (kit là bộ dụng cụ) sử dụng cho thương mại điện tử hoặc thêm coupon (mã giảm giá)/sách thông tin về sản phẩm trong gói hàng.

Cân nhắc đâu là thời điểm thích hợp để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng? Ông Duane Sizemore, phó chủ tịch cấp cao, vận hành mảng tiếp thị và phát triển kinh doanh doanh nghiệp Saddle Creek Logistics Services, đưa ra các ví dụ để chứng minh lợi ích do các dịch vụ giá trị gia tăng đem lại.

1. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ.

Xây dựng các gói tặng phẩm để tạo các gói hàng kép, dịch vụ giá trị gia tăng cung cấp cho khách hàng thêm các lựa chọn mua sắm.

2. Chuẩn bị đủ hàng hóa.

Các dịch vụ gía trị gia tăng như niêm yết giá, gắn thẻ và xây dựng trình hiển thị giúp cho quá trình sắp xếp hàng hóa lên kệ.

3. Tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Cá nhân hóa hiện đang là một trong những xu hướng được quan tâm nhất. Đáp ứng nhu cầu thêu logo trên quần áo? Để cho khách hàng lựa chọn ốp lưng cho điện thoại di động của họ? Các dịch vụ giá trị gia tăng có thể làm được những điều này.

4. Quản lý hiệu quả hàng tồn kho.

Cùng với khả năng điều chỉnh các sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lưu trữ ít hàng tồn kho hơn, cắt giảm chi phí bến bãi và quản lý hàng tồn kho.

5. Giảm thiểu số lượng nhà cung ứng dịch vụ.

Yêu cầu các đối tác hiện tại trình bày thêm các chức năng giá trị gia tăng, doanh nghiệp có thể giảm thiểu được số lượng nhà cung ứng và vận hành hiệu quả chuỗi cung ứng. Kể cả những nguyên vật liệu như là card màn hình cũng có thể được giao tới nhà cung ứng logistics thứ ba để lắp ráp và giao hàng tới người tiêu dùng nhằm mục đích cắt giảm một bước của quá trình vận tải.

6. Phản ứng kịp thời với các thay đổi về nhu cầu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể hoãn cấu hình sản phẩm cho đến phút chót để đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng nhờ vào các hoạt động giá trị gia tăng gần gũi với khách hàng.

7. Quản lý chi phí vận tải.

Vị trí tập trung nguyên vật liệu cho quá trình đóng gói càng nằm gần với nơi diễn ra hoạt động sản xuất, trung tâm phân phối, hoặc nơi giao sản phẩm, v.v… càng tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa.

8. Kiểm soát chi phí nhân công.

Cùng với các giải pháp tự động hóa và đánh giá kĩ lưỡng nhiều quá trình chuỗi cung ứng, các dịch vụ giá trị gia tăng giúp giảm thiểu thời gian chết và giảm số đơn vị công việc được yêu cầu trong quá trình đóng gói – tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công.

9. Đảm bảo cải tiến liên tục.

Nếu doanh nghiệp của bạn hợp tác với một đối tác cung ứng logistics thứ ba, họ có thể hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, đánh giá nhu cầu đóng gói, thu mua thành phần và định giá nhà cung ứng để đảm bảo các dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

10. Tìm kiếm đối tác.

Quá trình sát nhập các dịch vụ giá trị gia tăng có thể sẽ mang tính thách thức lớn. Các đối tác cung ứng logistics bên thứ ba giàu kinh nghiệm có thể là những đồng minh giá trị. Họ cung cấp sự linh hoạt và các nguồn dữ liệu dùng để thỏa mãn yêu cầu riêng biệt của khách hàng, biến động theo mùa và mục tiêu tăng trưởng kinh doanh. Ngày nay, có rất nhiều nhà cung ứng logistics bên thứ ba tiếp cận các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên tinh thần của sự hợp tác.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)