Những công ty không chủ động trên phương tiện truyền thông sẽ rất bất lợi bởi vì hầu hết khách hàng, nhà cung ứng và đối thủ cạnh tranh đều chủ động.

Bạn đã sẵn sàng tận dụng phương tiện truyền thông xã hội để nâng cao vị thế của chuỗi cung ứng? Một vài lời khuyên sau đây của Ed Rusch, phó chủ tịch của bộ phận Tiếp thị toàn cầu, công ty Elemica – đơn vị cung cấp mạng lưới vận hành chuỗi cung ứng ở Philadelphia sẽ giúp bạn rất nhiều.

1. Gia tăng mức độ cạnh tranh.

Sử dụng social media, các doanh nghiệp có thể cảm nhận bao quát và phản hồi chính xác với những thay đổi về cung - cầu trên thị trường. Hãy vượt qua vùng an toàn của doanh nghiệp và tập trung hơn nữa tới nhu cầu của khách hàng, nhà cung ứng và nhà cung cấp dịch vụ logistics.

2. Thông báo các đơn hàng bị chậm trễ.

Social media cho phép các đơn vị giao hàng và hãng vận tải liên lạc một cách hiệu quả và cảnh báo cho khách hàng về các đơn hàng chậm trễ một cách nhanh chóng và trong thời gian thật.

3. Phát hiện các đối tác kinh doanh mới.

Sử dụng mạng lưới vận hành chuỗi cung ứng với các tiện ích social media mở rộng. Điều này cho phép tìm kiếm mạng lưới theo loại trang thiết bị, địa lý, nguyên vật liệu và năng lực của đối tác. Mạng lưới này cũng giúp thu hút các đối tác tham gia vào mạng lưới cho các đề xuất kinh doanh.

4. Tăng khả năng hiển thị.

Tăng cường tính minh bạch trên toàn bộ chuỗi cung ứng để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của nguồn nguyên liệu thô thông qua các chiến lược tìm kiếm đối tác tăng cường, và quản lý rủi ro hoặc mục tiêu mở rộng kinh doanh.

5. Tiến hành nghiên cứu.

Kiểm tra về danh tiếng của đối tác bán hàng và các đối tác chuỗi cung ứng tiềm năng bằng cách thu thập trải nghiệm khách hàng từ các người dùng khác thông qua mạng xã hội.

6. Chịu trách nhiệm.

Thay vì chỉ bị động chờ đợi để giải quyết rắc rối phát sinh, hãy chủ động ứng phó nhanh chóng và thông minh với biến động của thị trường, và linh hoạt hơn để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng cá nhân.

7. Tập thích ứng.

Sử dụng social media để hiểu khách hàng và đối tác một cách tường tận hơn. Gia tăng sự hiệu quả và duy trì mối quan hệ, xúc tiến cơ hội bán chéo sản phẩm (cross-sell).

8. Xem xét lại các quy trình.

Sự thay đổi có thể xuất phát từ bất cứ cấp độ nào của một tổ chức, không chỉ từ trên xuống. Chỉ một bài đăng social media của 1 người bất kì có thể phát sinh một sự thay đổi lớn. Lấy ví dụ, một người đại diện dịch vụ khách hàng có thể đăng tải một trải nghiệm hoặc bình luận, và điều này sẽ làm thay đổi toàn bộ tổ chức.

9. Hợp tác.

Social media cho phép bạn tham gia lực lượng trên quy mô lớn hơn so với các phương pháp giao tiếp truyền thống như là thư điện tử (e-mail) hoặc điện thoại. Mạng lưới càng lớn thì đem lại càng nhiều giá trị cho những người có gắn kết.

10. Sử dụng các phân tích kinh doanh trên mạng.

Những công cụ này cho phép các doanh nghiệp không chỉ về cách mà họ đang thực hiện dựa trên số liệu, mà còn về cách họ đang thực hiện so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)