Sắp xếp chương trình vận tải của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các mẹo sau đây.

1. Nhìn vào các chi phí phát sinh.

Khi lựa chọn đối tác, đừng chỉ tập trung duy nhất vào các chiến lược cắt giảm chi phí. Trong khi việc cắt giảm chi phí là quan trọng, bạn đang muốn xây dưng một mối quan hệ lâu dài, tạo ra giá trị. Hiệu suất là chìa khóa dẫn đến thành công đó. Đánh giá tỷ lệ phần trăm của hiệu suất đúng hẹn, sau đó kiểm tra lợi tức đầu tư (ROI), hơn là chỉ quan tâm đến giá cả.

2. Đánh giá năng lực của nhà cung cấp.

Hãy so sánh những làn vận tải của bạn với làn của nhà cung cấp. để chuyên chở hàng hóa tới một điểm đích, nhà cung cấp phải cần có đủ xe tải và tài xế để phân công công việc. Tham quan cơ sở của họ và tham khảo xem ai có thể chứng thực cho việc mở rộng phạm vi, cũng như là khả năng của nhà cung cấp cho việc giao hàng thường xuyên đúng hẹn và không yêu cầu bồi thường.

3. Yêu cầu sự linh hoạt.

Hãy đảm bảo đối tác trong chương trình cốt lõi của bạn có thể điều tiết sự thay đổi - đặc biệt nếu công ty dự định chuyển hướng thường xuyên, liên tục giới thiệu những dòng sản phẩm mới hoặc lập kế hoạch để mở rộng quy mô. Liệu nhân viên của họ có thể xử lý được những yêu cầu đặc biệt? Họ có đủ nhân công và trang thiết bị để đáp ứng vào mùa cao điểm của công ty bạn hoặc là việc triển khai các sản phẩm mới?

4. Gặp gỡ các bên có liên quan đến quy trình.

Có thể bạn bị cám dỗ để kí thỏa thuận bởi vì bạn bị ấn tượng với đội ngũ điều hành của họ và các đại diện kinh doanh.  Nhưng hãy tìm hiểu cả những nhân viên tiền tuyến. Gặp gỡ các tài xế của công ty - họ là những người mà trực tiếp tác động qua lại với khách hàng của bạn.

5. Cân nhắc về bảo hiểm của hãng vận tải.

Hãy yêu cầu để được nhìn thấy bảo hiểm của tài xế xe tải và hiểu rõ được phạm vi và loại trách nhiệm cụ thể của nó. Bạn cũng muốn công ty của mình được liệt kê như là “đơn vị được bảo hiểm bổ sung” và xác minh rằng hãng vận tải vẫn giữ giới hạn trách nhiệm pháp lý tương ứng với giá trị của lô hàng được dự đoán là lớn nhất.

6. Nhấn mạnh vào liên lạc chuyên dụng.

Trong khi một bộ phận dịch vụ 24 giờ xuyên suốt là rất hữu ích bạn cần một điểm liên lạc độc lập trong tổ chức của hãng vận tải - một người mà tâm huyết thật sự và hiểu rõ công việc kinh doanh của công ty bạn. Trong khi những người khác có thể hỗ trợ, điều quan trọng là phải có một đường dây liên lạc dành cho việc giải quyết các rắc rối phát sinh.

7. Kiểm tra tính ổn định về mặt tài chính.

Hãy tìm hiểu xem những chiếc xe tải đã được sử dụng bao lâu trong công việc kinh doanh và hãy kiểm tra tham khảo của nó cũng như là tín dụng và đánh giá của Dun and Bradstreet. Bạn sẽ muốn cộng tác với một hãng vận tải có nhiều nguồn lực và có thể đầu tư vào trang thiết bị thích hợp để vận chuyển hàng hóa của công ty bạn.

8. Đánh giá bảo hiểm địa lý.

Hãy so sánh các yêu cầu vận chuyển của công ty bạn với các bảo hiểm địa lý của hãng vận tải. Liệu xe tải có thể dễ dàng đi tới những điểm đích mà bạn yêu cầu hay không?

9. Xác nhận nguồn lực công nghệ.

Hãng vận tải đã nên đầu tư vào trao đổi dữ liệu điện tử vệ tinh xe tải và theo dõi xe móc và giải pháp mã vạch tất cả những công cụ này giúp cung cấp khả năng hiển thị hàng hóa sinh động.

10. Đừng ngại thay đổi.

Điều khó khăn nhất chính là kết thúc một mối quan hệ với một đối tác lâu dài trong khi mức độ thoải mái và các mối quan hệ là rất quan trọng, bạn nên tiếp tục đánh giá hiệu suất của họ so với kỳ vọng và chi phí của bạn bỏ ra. Hãy xây dựng và giám sát chỉ tiêu công việc. Nếu họ không đáp ứng được những yêu cầu cốt lõi của bạn, giải quyết các rắc rối, có lẽ bạn nên cân nhắc việc chuyển đổi một đơn vị cung cấp khác.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)